Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN. Hiển thị tất cả bài đăng

27/4/25

Bên cạnh triển vọng của thị trường địa ốc, mặt bằng lãi suất ở mức thấp và chủ trương bơm mạnh vốn vào nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đầu tư bất động sản thời điểm này.\


 

Chu kỳ mới của thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hà Nội trong tháng 3/2025 theo số liệu cập nhật mới nhất từ Batdongsan.com.vn ghi nhận tăng 27% so với tháng liền trước, qua đó tiếp tục phản ánh sự tích cực của thị trường từ đầu năm tới nay. Mặt bằng lãi suất ở mức thấp và chủ trương bơm mạnh vốn vào nền kinh tế được xem là yếu tố kích thích kênh đầu tư bất động sản vào thời điểm này.

Ghi nhận của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, cho tới nay, chỉ còn một vài ngân hàng duy trì mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên 6%/năm, còn lại cơ bản đều đã về dưới mức này, kéo theo đó là mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục ở mức thấp, tạo điều kiện cho người có nhu cầu mạnh dạn vay tiền ngân hàng để mua nhà đất.

Tại nhiều ngân hàng thương mại hiện nay, lãi suất vay mua nhà đất dao động từ 5,5-6,5%/năm và cố định trong 2 năm đầu, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường. Cá biệt, có ngân hàng cho phép điều khoản tất toán ngay mà không bị phạt hay chịu thêm phí với điều kiện khách hàng có tài sản đảm bảo và chứng minh được nguồn tài chính và thu nhập rõ ràng.

Bà Phạm Thị Miền, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam nhận định, việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ góp phần tạo ra làn sóng đầu tư mới thời gian tới, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang diễn biến ngày một tích cực hơn và có nhiều tín hiệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước sẽ gia tăng cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản.

Tuy vậy, theo ông Lưu Quang Tiến, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services, thời gian gần đây, thông tin Mỹ áp thuế quan mới đối với Việt Nam đã tác động tới tâm lý thị trường. Nhiều nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong việc phân bổ tài sản đầu tư, ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm có giá trị sử dụng thực và tiềm năng tích lũy cao, nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của mình.

Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho thấy, mặc dù tiếp tục dẫn dắt thị trường khi đóng góp tới 72% lượng giao dịch trong quý đầu năm, nhưng tỷ lệ hấp thụ chung cư có xu hướng chậm lại, tập trung vào các dòng sản phẩm sơ cấp, còn giao dịch thứ cấp không diễn ra rộng rãi với mọi loại nhà ở, mà chủ yếu tại các dự án căn hộ đã hình thành gần đây và trong các dự án được quy hoạch đồng bộ tiện ích.

Mức giá được người mua chấp nhận ở quanh mức 50 triệu đồng/m2, nếu vượt qua mức này thì đối tượng khách hàng sẽ thuộc phân khúc cao cấp và họ thường có xu hướng tìm kiếm các dự án mới để tiếp cận chính sách mua nhà tốt hơn, hoặc tìm về khu vực vùng ven với các loại hình đất nền dự án hoặc nhà thấp tầng.

Cũng liên quan tới phân khúc sản phẩm, ông Lê Đình Chung - Tổng giám đốc SGO Homes cho biết, việc nhiều công trình hạ tầng kết nối được đẩy mạnh triển khai, bên cạnh chủ trương sáp nhập các tỉnh, thành phố cũng mang tới tiềm năng tăng giá tốt hơn cho đất nền dự án so với các phân khúc khác.

Trong đó, các lô đất có suất đầu tư hợp lý, thường ở mức dưới 2 tỷ đồng/lô, pháp lý đảm bảo tại các khu vực có hạ tầng đang triển khai thực tế được quan tâm nhiều nhất. Trong trường hợp có giá cao hơn thì phải là các sản phẩm dự án thấp tầng trong các dự án đô thị quanh khu vực đã được đầu tư về hạ tầng và có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích.

Báo cáo mới nhất của CBRE cho biết, phân khúc nhà ở thấp tầng đang nổi lên như một điểm sáng trên thị trường bất động sản. Sự đồng bộ của hạ tầng giao thông, điển hình như cầu Tứ Liên tại Hà Nội hay đường Vành đai 3 tại TP.HCM, được đánh giá là yếu tố then chốt giúp gia tăng giá trị cho các dự án thấp tầng xa trung tâm.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư lớn còn tung ra hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn như chiết khấu lên đến 10% cho khách hàng thanh toán sớm, hỗ trợ vay vốn tới 70% giá trị, áp dụng chính sách ân hạn nợ gốc và lãi suất trong vòng 24 tháng, thậm chí cam kết lợi nhuận cho thuê từ 5-6%/năm.

“Những động thái này không chỉ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho người mua, mà còn tạo thêm sức hút mạnh mẽ đối với giới đầu tư”, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội nhấn mạnh.

Ngoài ra, khả năng sinh lời từ việc cho thuê cũng là một yếu tố hấp dẫn của nhà ở thấp tầng.

Với mức cam kết lợi nhuận cho thuê từ 5-6%/năm từ các chủ đầu tư uy tín, cùng với tiềm năng tăng giá trung bình khoảng 10%/năm, theo Batdongsan.com.vn, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào mức lợi nhuận kép lên tới 16%/năm.

Đồng thời, các sản phẩm này đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng thực tế, từ an cư lạc nghiệp đến khai thác kinh doanh, mang lại giá trị ổn định trong dài hạn cho người sở hữu.

Cần chiến lược đầu tư đúng đắn

Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản vẫn là tài sản có khả năng giữ giá trị vượt trội so với các tài sản khác. Chưa kể, với mức lạm phát mục tiêu 4-4,5% trong năm nay, giữ tiền mặt cũng không phải là một giải pháp tối ưu.

Do đó, nhà đầu tư khôn ngoan sẽ lựa chọn sản phẩm tốt, pháp lý sạch, ở vị trí “vàng” và có khả năng sinh lời ổn định từ cho thuê hoặc tăng giá dài hạn.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị nhà ở, CBRE Việt Nam cho rằng, khi giá bất động sản tăng cao, tâm lý sợ “mua đắt” khiến nhiều người đẩy nhanh việc mua hàng, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mua bằng mọi giá, mà vẫn cân nhắc về tính hợp lý của sản phẩm.

Đối với cơ hội đầu tư bất động sản, mỗi phân khúc đều có tiềm năng riêng tùy vào mục đích sử dụng - mua để ở, để khai thác cho thuê, hay đầu tư chờ tăng giá. Đặc biệt, khi mặt bằng giá các sản phẩm đều neo cao, cần ưu tiên tính thanh khoản với từng sản phẩm và sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính một cách hợp lý.

Cùng góc nhìn, theo ông Bạch Dương - Tổng giám đốc Property Guru Việt Nam, trước khi ra quyết định, nhà đầu tư cần nhìn vào tiềm năng địa phương, cơ sở hạ tầng, kế hoạch phát triển kinh tế... để lựa chọn dự án, sản phẩm, đồng thời cần có tầm nhìn dài hạn, hạn chế “lướt sóng” ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.

“Khi chọn sản phẩm sơ cấp, nhà đầu tư cần dành nhiều sự quan tâm đến uy tín chủ đầu tư, thủ tục pháp lý, tính minh bạch thông tin, cơ sở hạ tầng, môi trường sống xung quanh dự án… Đầu tư bất động sản không nên dựa vào các thông tin đồn thổi hoặc thông tin chưa chính thức, chưa được kiểm chứng”, ông Dương nhấn mạnh.

Liên quan tới tỷ lệ đòn bẩy, ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc Phân tích, Khối Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị, với bất động sản, nhà đầu tư cá nhân không nên sử dụng quá 30% giá trị danh mục. Bởi nếu thanh khoản yếu, giá không tăng, thì lợi nhuận kỳ vọng dễ dàng “bốc hơi” bởi chi phí lãi vay, phí chuyển nhượng và mức độ trượt giá.

Ông Minh cho biết, theo thống kê, biên lợi nhuận ròng của các thương vụ “lướt sóng” bất động sản trong năm 2024 chỉ đạt 6-8%, trong khi tổng chi phí vốn thường lên tới 9-11%/năm. Điều này có nghĩa, chỉ cần giá không tăng là nhà đầu tư đã “lỗ âm thầm” mà không hay, còn với các dự án pháp lý chưa rõ ràng, ở xa trung tâm hay chủ đầu tư yếu tài chính, rủi ro còn lớn hơn nhiều.

Nhìn chung, theo các chuyên gia, với những động thái nới lỏng tín dụng và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, thị trường bất động sản đang đứng trước cơ hội phục hồi mạnh mẽ.

Bởi vậy, các nhà đầu tư cần có chiến lược hợp lý để tận dụng tối đa cơ hội mà thị trường mang lại. Dù dòng tiền đang sẵn sàng chảy vào bất động sản, nhưng việc lựa chọn các sản phẩm có tính bền vững sẽ là yếu tố quyết định giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và thu được lợi nhuận ổn định trong dài hạn.

Nguồn: Việt Dương - Báo Mới

26/4/25


 PHÂN TÍCH BẢNG GIÁ KHẢO SÁT THÁP SIGNATURE ĐỒNG HỚI QUẢNG BÌNH

 


a. Phân loại căn hộ:

  • Studio (29.2 m²):

    • Giá từ 1.51 tỷ → 1.86 tỷ

    • Biên độ giá dao động khoảng 350 triệu tùy hướng và tầng.

  • Studio+ (34.4 m²):

    • Giá từ 1.75 tỷ → 2.30 tỷ.

  • 1PN+ (46.9 - 49 m²):

    • Giá từ 2.30 tỷ → 3.20 tỷ.

  • 2PN (59.3 - 60.8 m²):

    • Giá từ 2.89 tỷ → 4.23 tỷ.

  • 2PN+ (65.9 m²):

    • Giá từ 3.95 tỷ → 4.22 tỷ.

  • 3PN (71.4 m²):

    • Giá từ 3.73 tỷ → 4.56 tỷ.

  • 3PN+ (93.1 m²):

    • Giá từ 5.31 tỷ → 5.95 tỷ.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá:

  • View đẹp: (sông Nhật Lệ, biển Bảo Ninh) => Giá cao hơn view công viên, Novotel.

  • Tầng cao: Càng cao giá càng cao.

  • Chi tiết:
    Ví dụ, căn Studio có thể chênh tới 220–250 triệu chỉ vì khác hướng nhìn.

c. Các nhận xét chuyên sâu:

  • Giá/m² dao động khoảng 51–65 triệu/m², tương đối cao so với mặt bằng Đồng Hới, cho thấy phân khúc dự án này nhắm vào khách hàng cao cấp, đầu tư lâu dài hoặc second home.

  • Các căn lớn như 2PN+, 3PN có biên độ tăng giá thấp hơn so với Studio và 1PN+ khi so view tốt với view xấu => Dành cho khách thực mua ở, ít đầu cơ lướt sóng.

  • Studio và Studio+ có thể phù hợp với khách đầu tư cho thuê ngắn hạn (do diện tích nhỏ, giá mềm).

    QUÝ KHÁCH HÀNG NHÀ ĐẦU TƯ VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

    ••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••
    Mr.Hùng Bất Động Sản ®
    📱 088825 7373
    📧 mrhungbdsquangbinh@gmail.com
    🏢 24 Dương Phúc Tư, Bảo Ninh, TP Đồng Hới.

24/4/25

Tin vui cho hàng triệu người dân: Đường sắt tốc độ cao 350km/h rút ngắn hành trình Bắc - Nam sắp có bước ngoặt lớn; Khánh thành Bệnh viện Đa khoa hơn 1.900 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức; Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ bước vào giai đoạn nước rút thông xe vào 30/4... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.


 

Tin vui cho hàng triệu người dân: Đường sắt tốc độ cao 350km/h rút ngắn hành trình Bắc - Nam sắp có bước ngoặt lớn

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP nhằm triển khai nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Chính phủ yêu cầu đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trước ngày 31/12/2026; triển khai mua sắm, lắp đặt thiết bị, cơ bản đưa dự án đưa vào vận hành từ năm 2035.

Dự án được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD). Tuyến đường sắt này có tổng chiều dài 1.541km với tốc độ thiết kế 350km/h, gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Đường sắt tốc độ cao được thiết kế để vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nhận định là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam.

Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 800 tỷ đồng tại Bình Định

Sáng 24/4, UBND tỉnh Bình Định cùng Công ty cổ phần Hàng Hải Bình Định đã khởi công dự án nhà ở xã hội (NOXH) Hàng Hải Bình Định tại TP.Quy Nhơn.

NOXH Hàng Hải được triển khai trên khu đất rộng gần 5.100m2 tại số 76 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn. Quy mô dự án gồm tòa chung cư cao 24 tầng và tổng diện tích sàn xây dựng hơn 42.000m2, cung cấp cho thị trường khoảng 530 căn nhà ở xã hội. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý III/2026.

Trước đó vào tháng 3/2024, dự án đã được UBND tỉnh Bình Định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó, về quy mô, chung cư nhà ở xã hội với quy mô 30 tầng nổi và 3 tầng hầm được điều chỉnh giảm còn 24 tầng và 1 tầng tum. Bên cạnh đó, chủ đầu tư được phê duyệt đầu tư xây dựng 9 căn nhà liên kế (nhà ở thương mại) trên diện tích đất 1.005,6 m2 với quy mô 6 tầng, 1 tầng tum và 1 tầng hầm. Diện tích đất dự kiến sử dụng tại dự án không đổi là 5.066,4m2.

Cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ bước vào giai đoạn nước rút thông xe vào 30/4

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ đang bước vào giai đoạn nước rút, với mục tiêu thông tuyến chính vào dịp lễ 30/4 tới. Dự án này đóng vai trò then chốt trong việc hoàn thiện mạng lưới cao tốc trục Bắc – Nam.

Chiều 19/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã trực tiếp kiểm tra hiện trường thi công dự án. Tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, công trình dài tổng cộng 65,55km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Bình khoảng 33,017 km và đoạn qua tỉnh Quảng Trị khoảng 32,53 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.919 tỷ đồng, gồm hai gói thầu chính: XL1 tại Quảng Bình và XL2 tại Quảng Trị.

Dự án khởi công từ ngày 1/1/2023, được lên kế hoạch hoàn thành vào tháng 10/2025. Để kịp chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), các bên đang phấn đấu thông tuyến chính sớm hơn so với tiến độ hợp đồng.

Tính đến giữa tháng 4/2025, dự án đã đạt khoảng 83% tổng khối lượng công việc. Trong đó, gói XL1 đạt khoảng 87% và gói XL2 đạt khoảng 78%.

Các nhà thầu đang triển khai thi công đồng loạt tại nhiều điểm, trong đó có 29 mũi thi công cầu, 17 mũi thi công đường, 10 mũi thi công cống hộp và hầm chui, cùng 30 mũi thi công các hạng mục an toàn giao thông. Riêng ba cây cầu vượt quan trọng trên tuyến đang được thi công liên tục ba ca bốn kíp, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/6.

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa hơn 1.900 tỷ đồng tại TP.Thủ Đức

Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức được xây dựng trên diện tích rộng hơn 58.000m2 đường Lê Văn Chí, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, với quy mô 1.000 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho hơn 3.000 lượt khám và 600-700 ca điều trị nội trú mỗi ngày.

Khối nhà chính gồm 1 tầng hầm, 10 tầng nổi, tổ chức khoa phòng bài bản, hướng tới bệnh viện hạng I. Đặc biệt, bệnh viện được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại và các cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu, đặc biệt trong các lĩnh vực tim mạch, chấn thương, cấp cứu và hồi sức.

Bệnh viện sẽ phát triển thành Trung tâm cấp cứu - chấn thương và Trung tâm can thiệp tim mạch của khu vực Đông Bắc TP.HCM. Mỗi ngày, bệnh viện xử lý khoảng 4-5 ca phẫu thuật và tiếp nhận gần 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh thành lân cận.

Nguồn: Cafeland -  Theo Hoàng An 

23/4/25

Chủ tịch HĐQT SHB cho rằng từ xưa tới nay và trong lương lai, triển vọng của ngành bất động sản luôn tốt, bất chấp có những thời điểm trồi sụt nhất định.

 


Chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 chiều 22/4, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) đánh giá triển vọng chung của ngành bất động sản Việt Nam cũng như các dự án bất động sản do SHB tài trợ rất tiềm năng, hiệu quả và an toàn.

Vị Chủ tịch ngân hàng cho biết ngành bất động sản từ xưa tới nay và trong tương lai luôn được các chuyên gia kinh tế, chuyên gia bất động sản đánh giá mang triển vọng rất tốt.

"Có thể có những thời điểm bất động sản trồi sụt nhưng về triển vọng dài hạn thì nhu cầu của người dân về nhà ở, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí luôn tồn tại", ông Hiển nói và cho biết hiện tỷ lệ sử dụng bất động sản của người dân Việt Nam vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Do đó, triển vọng của ngành bất động sản Việt Nam trong tương lai rất tiềm năng. "Bất động sản luôn tăng, ở cả giá đất và tăng ở cả giá trị thực của nhu cầu sử dụng người dân", ông Hiển nhấn mạnh.

Cập nhật về hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản của SHB, bà Ngô Thu Hà, Tổng giám đốc ngân hàng, cho biết thực hiện chủ trương của Chính phủ, cơ quan quản lý về việc cung ứng vốn hỗ trợ phát triển lĩnh vực bất động sản hiệu quả, an toàn, hiện dư nợ cho vay trong lĩnh này (bao gồm cả cho vay tiêu dùng bất động sản) chiếm khoảng 24,5% dư nợ tín dụng của SHB. Trong đó, nợ xấu trong lĩnh vực này chỉ chiếm 0,1% tổng dư nợ ngân hàng.

"Các khoản cho vay trong lĩnh vực bất động sản của ngân hàng rất an toàn", CEO SHB nói và cho biết hiện tỷ lệ dư nợ cho vay trên tài sản đảm bảo của SHB chỉ ở mức 47%.

Trước đó, tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên của ABBank, ông Vũ Văn Tiền, Phó chủ tịch HĐQT, cũng đưa quan điểm tích cực về ngành bất động sản.

"Tôi làm bất động sản đến bao nhiêu năm nay rồi. Tôi khẳng định bất động sản không bao giờ chết, dư địa của bất động sản còn mấy chục năm nữa", Phó chủ tịch ABBank nhấn mạnh.

Ông Tiền cho biết không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Mỹ, nơi thị trường đã phát triển mấy trăm năm nhưng giao dịch bất động sản vẫn mang lại lợi nhuận.

Do đó, trong hoạt động tín dụng của ABBank, ban lãnh đạo luôn yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, bao gồm tiền, vàng hoặc bất động sản thì càng tốt.

Theo ông Vũ Văn Tiền, sau bất động sản, tài sản bảo đảm mà ABBank ưu tiên thứ hai mới đến nhà máy. Đối với loại tài sản bảo đảm này, ông yêu cầu phải đánh giá chiến lược dài hạn, bao gồm tiềm năng phát triển, khả năng xuất khẩu và tránh các rủi ro như bị đánh thuế.

Nguồn: Tạp Chí Tri Thức

20/4/25

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Xây dựng nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.


 

Mốc thời gian này sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu. Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng trong tháng 4 trình Chính phủ bổ sung cơ chế chỉ định thầu cho dự án để kịp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trong tháng 5. Đồng thời, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

Bộ Tư pháp cũng được giao nhiệm vụ sớm có ý kiến để Bộ Xây dựng ban hành nghị định về thiết kế tổng thể theo trình tự rút gọn trong tháng 4.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng (tương đương 67 tỷ USD). Tuyến đường dài 1.541 km, bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh), đi qua 20 tỉnh thành. Dự án được đầu tư mới với khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục, bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và có khả năng vận tải hàng hóa khi cần thiết, đồng thời phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh.

Đối với tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ trình Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong tháng 4/2025, nhằm đáp ứng mục tiêu khởi công dự án vào tháng 12 năm nay. Thủ tướng cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc khởi công gói thầu xây dựng hạ tầng ga Lào Cai mới và các khu tái định cư của dự án trong năm 2025.

Liên quan đến tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính sẽ đàm phán với phía Trung Quốc về Hiệp định khung các nội dung liên quan trong tháng 5/2025. Dự kiến hiệp định vay vốn sẽ được ký kết vào tháng 11, ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo hai bộ này dự thảo và gửi Công thư của Phó Thủ tướng đề nghị Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc hỗ trợ về vốn vay ưu đãi cho dự án.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng chuẩn bị hồ sơ để sớm triển khai tuyến Hà Nội - Lạng Sơn và Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái. Với đường sắt đô thị, hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được yêu cầu rà soát kế hoạch triển khai các tuyến và xác định rõ phương án huy động vốn cho từng dự án. Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng phê duyệt tuyến số 3 đoạn ga Hà Nội - Yên Sở (Hoàng Mai) theo đề nghị của UBND TP Hà Nội. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng sẽ sớm có ý kiến về việc dừng sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài cho dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, đoạn Bến Thành - Tham Lương, và đề xuất điều chỉnh nguồn vốn cho dự án này.

Nguồn: Báo Hải Dương - T.H (theo VnExpress)

19/4/25

(QBĐT) - Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Bùng-Vạn Ninh. Dự lễ có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đoàn công tác của Bộ Xây dựng. Về phía tỉnh Quảng Bình có các đồng chí: Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Vĩnh Thế, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.  


 

Đây là 1 trong 5 công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Đoạn tuyến cao tốc Bùng-Vạn Ninh được thông xe kỹ thuật vượt tiến độ 6 tháng so với kế hoạch; sẽ đưa vào khai thác tuyến chính ngày 28/4, hoàn thành dự án trước 30/6/2025.
 

Đây là dự án được tổ chức khởi công cùng với 80 công trình khởi công, khánh thành bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên cả 3 miền Bắc-Trung-Nam chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.   
 

 

Dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn Bùng-Vạn Ninh có chiều dài 48,8km, được khởi công tháng 1/2023, điểm đầu tại xã Cự Nẫm (Bố Trạch), điểm cuối tại xã Vạn Ninh (Quảng Ninh). Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế 100km/h, giai đoạn phân kỳ thiết kế với tốc độ 80km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 9.361 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư. Công trình được thi công bởi liên danh 6 nhà thầu. 

Dự án đi qua địa phận các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và TP. Đồng Hới, có 4 nút giao liên thông, 31 cầu, 38 cầu chui, 319 cống các loại, tổng khối lượng đào 8 triệu m3, tổng khối lượng đắp 4,5 triệu m3
 
Việc hoàn thành và thông xe kỹ thuật sớm dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kết nối giao thông liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung bộ nói riêng, cả nước nói chung trong kỷ nguyên mới của đất nước.  

Hiện tại, 2 dự án thành phần của Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là dự án đoạn Vũng Áng-Bùng với chiều dài 55,3km, đoạn Vạn Ninh-Cam Lộ dài 65,5km; trong đó có hơn 33km đi qua tỉnh Quảng Bình đang trong những ngày thi công nước rút để kịp thông xe trong tháng tới. 
 
Nguồn: Nội Hà - Báo Quảng Bình



18/4/25

Sáng 19/4, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 tại Cảng hàng không Đồng Hới (Quảng Bình), với tổng mức đầu tư hơn 1.750 tỉ đồng. 

 

Dự án này là một phần trong kế hoạch tổng thể nâng cấp hạ tầng sân bay Đồng Hới, bao gồm xây dựng nhà ga T2 và mở rộng sân đỗ máy bay.

Nhà ga T2 được xây dựng trên diện tích hơn 106.000 m2, trong đó khu nhà ga rộng gần 12.000 m², có 2 tầng nổi kết hợp tầng lửng, với thiết kế tách biệt cao trình đi và đến. Bên cạnh đó, dự án còn có hệ thống đường tầng, sân đỗ ô tô trên 74.000 m2 và khu cây xanh, cảnh quan rộng hơn 6.500 m2.

Nhà ga mới được thiết kế phục vụ 3 triệu hành khách quốc nội mỗi năm, với công suất tối đa 1.200 hành khách/giờ cao điểm. Dự kiến sau năm 2030, nhà ga có thể được mở rộng để phục vụ 5 triệu hành khách/năm. 


 

Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cho biết, Cảng hàng không Đồng Hới hiện chỉ có 1 nhà ga hành khách T1 với công suất thiết kế là 500.000 hành khách/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây lượng hành khách qua cảng đã vượt quá công suất thiết kế. Vì vậy, việc khởi công dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách của Cảng hàng không Đồng Hới.

Theo ACV, nhà ga T1 hiện đã quá tải khi công suất thiết kế chỉ 500.000 hành khách/năm nhưng dự kiến đến cuối năm 2025 sẽ đạt gần 1 triệu hành khách. Việc khởi công nhà ga T2 sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo tính đồng bộ với quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2050.

ACV cam kết tập trung nguồn lực để triển khai dự án đúng tiến độ, tuân thủ quy định pháp luật, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Nguồn: CafeF - Theo Phan Trang - Báo Chính Phủ 

15/4/25

Quảng Bình - Tỉnh Quảng Bình và Sun Group ký bản ghi nhớ hợp tác chiến lược phát triển du lịch - dịch vụ nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh.

 


Chiều 15.4, UBND tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược đầu tư phát triển, mở ra cơ hội thu hút nguồn lực lớn cho các dự án du lịch - dịch vụ tại địa phương.

Theo nội dung bản ghi nhớ, hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu, xúc tiến cơ hội đầu tư, đề xuất các dự án lớn tại những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch như TP. Đồng Hới, huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy...

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Phong cho biết, địa phương đánh giá rất cao những thành tựu và đóng góp cho đất nước của Sun Group - một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam có quy mô và đẳng cấp quốc tế, tiên phong dẫn dắt trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

Sự tham gia đầu tư của Tập đoàn tại Quảng Bình sẽ góp phần tạo nên sự phát triển bứt phá về hạ tầng du lịch, dịch vụ. Từ đó, “đánh thức” những tiềm năng còn ẩn giấu, từng bước đưa Quảng Bình vươn ra thế giới, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, du lịch bền vững, tạo thêm nhiều việc làm, mang đến lợi ích lớn cho người dân địa phương.

Về phía Sun Group, ông Đặng Minh Trường - Tổng Giám đốc nhận định, không chỉ sở hữu tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc sắc, Quảng Bình còn quy tụ những giá trị văn hóa lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo nhờ vị trí đặc biệt là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hóa trên hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. Đây là những lợi thế rất lớn để Quảng Bình kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch, quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người đến bạn bè thế giới.

“Bằng việc ký kết hợp tác này, chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng Quảng Bình, dành mọi nguồn lực, mời gọi các chuyên gia, đơn vị tư vấn uy tín để đóng góp, đề xuất những ý tưởng đầu tư phát triển vừa mang tầm quốc tế, vừa đem đến lợi ích lớn cho địa phương.

Với sứ mệnh làm đẹp những vùng đất, bằng kinh nghiệm phát triển du lịch gần 2 thập kỷ, Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời kỳ vọng sẽ kiến tạo những công trình, dịch vụ chất lượng - đẳng cấp - khác biệt, đóng góp vào công cuộc đưa Quảng Bình trở thành điểm đến xứng tầm quốc gia và quốc tế”, ông Đặng Minh Trường khẳng định.

Bản ghi nhớ cũng thể hiện rõ định hướng lâu dài, xác định Quảng Bình là địa bàn trọng điểm trong chiến lược đầu tư của Sun Group giai đoạn tới. Sự kiện này góp phần khẳng định chủ trương thu hút đầu tư đúng hướng của tỉnh, đồng thời mở ra triển vọng mới trong phát triển hạ tầng du lịch và dịch vụ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, giàu bản sắc.

Nguồn: CÔNG SÁNG - Báo Lao Động

Một doanh nghiệp đã đề xuất với tỉnh Quảng Bình về việc xây dựng khu du lịch Hồ Thác Chuối và đỉnh U Bò. 

 

Ngày 9-4, Sở Tài chính Quảng Bình xác nhận vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về kết quả khảo sát, nghiên cứu đầu tư các dự án du lịch tại tỉnh này.

Theo đó từ cuối tháng 2-2025, một doanh nghiệp đã có văn bản chính thức đề xuất đầu tư các dự án tại Quảng Bình. 

Đề xuất đầu tư vào đỉnh U Bò 

Một trong 2 dự án du lịch này là khu du lịch hồ Thác Chuối và đỉnh U Bò, thuộc địa phận thị trấn Nông trường Việt Trung, xã Phú Định và xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch).

Cũng theo Sở Tài chính Quảng Bình, UBND tỉnh Quảng Bình, sau quá trình cùng rà soát, nghiên cứu, hiện nay nhà đầu tư đã lập được phạm vi ranh giới chi tiết đối với các dự án mà tập đoàn này đề xuất tại Quảng Bình.

Tuy nhiên hiện dự án này vẫn còn vướng một số vấn đề về quy hoạch, nên phía tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục cùng doanh nghiệp tháo gỡ.

"UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư hoàn thiện các cơ sở pháp lý cần thiết, trước khi tiến hành thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư các dự án để đảm bảo phù hợp với các quy định", lãnh đạo Sở Tài chính Quảng Bình nói.


 

Điểm đến hấp dẫn chưa được khám phá

Đỉnh U Bò là đỉnh núi cao nhất và nằm phía đông của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Núi nằm cách TP Đồng Hới khoảng 70km, đỉnh núi này là nơi lý thú cho loại hình du lịch sinh thái.


 

Ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, du khách có thể phóng mắt ngắm nhìn TP Đồng Hới ẩn hiện lung linh qua làn sương mờ.

Không chỉ là điểm khám phá và dừng chân lý tưởng trong mùa hè, U Bò còn là điểm đến thú vị trong cả ba mùa còn lại bởi khí hậu đặc thù nơi đây. Những ngày mùa thu, mây và sương mù gần như quánh lại, cảm giác có thể chạm vào.

Ngoài được ví von như Sa Pa thì núi U Bò còn được so sánh với Đà Lạt, vì phong cảnh có nhiều rừng cây cũng như tiết trời mát mẻ, có phần se se lạnh khi đi lên đến đỉnh.

Điểm đặc biệt ở U Bò đó là có thể cảm nhận vẻ đẹp của núi khác nhau theo từng mùa trong năm. Những ngày hè oi bức, không khí nơi đây luôn mát mẻ. Vào tiết trời mùa thu thì khi leo lên đến đỉnh núi U Bò du khách có thể chạm vào lớp sương mù và nhìn thấy mây trời trong xanh.

Mùa đông có thể cảm nhận được sự lạnh giá của nơi đây không kém gì khi ở Sa Pa. Nhiều người còn chứng kiến được băng giá bao trùm lên các loài cây và loài hoa ở nơi đây.

Nguồn: Theo Quốc Nam - Báo Tuổi Trẻ

10/4/25

Điểm đảo chiều của thị trường đã hình thành rõ ràng trong năm 2024, và chúng ta đã rời khỏi giai đoạn khó khăn nhất, Giám đốc Chiến lược và Marketing của Batdongsan.com đánh giá. 


 

Theo ông Lê Bảo Long – Giám đốc Chiến lược và Marketing của Batdongsan.com.vn, năm 2024 là thời điểm đánh dấu bước ngoặt khi loạt tín hiệu tích cực lần lượt xuất hiện, từ sự gia tăng quan tâm của người mua đến những thay đổi lớn trong chính sách pháp lý.

Giai đoạn 2021–2022 được xem là đỉnh điểm của bất động sản trước khi thị trường rơi vào khủng hoảng sâu trong năm 2022. Đến năm 2023, thị trường gần như “đi ngang” với thanh khoản thấp, nhà đầu tư thận trọng. Tuy nhiên, bước sang 2024, các chuyển biến rõ nét hơn. Đặc biệt là cơn sốt căn hộ tại Hà Nội đầu năm, theo sau là sự lan tỏa phục hồi đến các khu vực phía Nam và nhiều phân khúc khác như nhà thấp tầng, đất nền.

Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn chỉ ra rằng mức độ quan tâm của người tìm kiếm bất động sản tại Hà Nội đã tăng đáng kể sau Tết, phản ánh xu hướng quay lại của người tiêu dùng với kênh đầu tư vốn được xem là "bền vững". Theo ông Long, sự trỗi dậy của thị trường lần này có điểm tương đồng với chu kỳ phục hồi năm 2013 – thời điểm tín dụng tăng trưởng, lãi suất giảm và Luật Đất đai mới được thông qua.

Sự hồi phục hiện tại của thị trường được hậu thuẫn bởi ba yếu tố chính: tín dụng, chính sách và lãi suất. Năm 2024, tín dụng tăng trưởng mạnh ở mức khoảng 15%, cao hơn hẳn so với năm 2023. Cùng lúc, ba bộ luật – trong đó có Luật Đất đai sửa đổi – được thông qua sớm hơn kỳ vọng, tạo lực đẩy chính sách rõ rệt. Về mặt tài chính, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ 2023, tạo môi trường thuận lợi cho người mua nhà tiếp cận vốn.

“Điểm đảo chiều của thị trường đã hình thành rõ ràng trong năm 2024, và chúng ta đã rời khỏi giai đoạn khó khăn nhất”, ông Long khẳng định.

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn, giá rao bán tại Hà Nội đã tăng đến 46% trong hơn một năm qua, vượt cả TP.HCM – vốn là thị trường dẫn đầu nhiều năm liền. Giá thuê cũng tăng khoảng 12%. Ông Long cho biết, mức giá cao phản ánh sự mất cân đối cung - cầu khi dân số tại Hà Nội ngày càng tăng nhưng quỹ đất hạn chế.

Một yếu tố quan trọng khác là bảng giá đất – vốn từng được điều chỉnh theo chu kỳ 5 năm – nay sẽ được cập nhật hàng năm, tiệm cận hơn với giá thị trường. Điều này dẫn đến chi phí đầu vào của các dự án tăng theo, từ đó đẩy giá bán sơ cấp cũng như thứ cấp lên cao hơn. 

Ông Long nhận định: “Không có nhiều lý do để tin rằng giá nhà sẽ giảm, đặc biệt là ở khu vực trung tâm. Trong khi đó, có rất nhiều yếu tố đang đẩy giá tăng.”

Một điểm chuyển biến đáng chú ý là xu hướng mua bất động sản. Nếu giai đoạn 2021–2022, thị trường bị chi phối bởi nhà đầu tư đầu cơ, thì hiện nay, nhu cầu ở thực đã trở thành động lực chính. Những dự án có pháp lý rõ ràng, phục vụ nhu cầu an cư thực sự đang thu hút mạnh mẽ người mua.

Dự báo về diễn biến thị trường trong thời gian tới, ông Long cho rằng bất động sản sẽ trải qua bốn giai đoạn nối tiếp: thăm dò, củng cố, khởi sắc và ổn định. Năm 2025, kỳ vọng lớn nhất sẽ đặt vào phân khúc nhà thấp tầng – nơi người mua ở thực chiếm ưu thế, tạo ra lực cầu ổn định và bền vững.

Nguồn: Kỳ Thư - Cafebiz

8/4/25

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng sinh thái Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ.


 

Dự án có vị trí thực hiện tại thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu đầu tư của dự án là đầu tư nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng các dịch vụ du lịch, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động. Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Dự án có diện tích đất dự kiến 69.998 m2, với các hạng mục xây dựng như: Khu resort, biệt thự villa, bungalow, khu hành chính và công trình phụ trợ, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh, khu thể thao ngoài trời và nhà đa năng.

Tổng mức đầu tư của dự án là 210 tỷ đồng. Dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Về tiến độ thực hiện, dự án sẽ hoàn thành thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất trong vòng 12 tháng kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (3/4/2025) của UBND tỉnh Quảng Bình. Hoàn thành và đưa vào sử dụng trong vòng 36 tháng kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, nhà đầu tư trúng đấu giá đất để thực hiện dự án có trách nhiệm làm việc với Sở Tài chính để thực hiện biện pháp ký quỹ, bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư trong thời gian 6 tháng kể từ ngày trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo Sở Tài chính Quảng Bình cho biết, đối với dự án này, trong vòng 24 tháng, nếu nhà đầu tư trúng đấu giá đất không hoàn thành thủ tục thuê đất thực hiện dự án theo quy định thì quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ không còn giá trị pháp lý. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ không được bồi thường, hỗ trợ bất kỳ các khoản kinh phí đầu tư và các chi phí liên quan đến dự án.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải lập quy hoạch chi tiết trong phạm vi khu đất thực hiện dự án, thực hiện các thủ tục về môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, quy hoạch, đất đai, tài nguyên môi trường, xây dựng, du lịch, giao thông, phòng cháy chữa cháy…

Được biết, đây là dự án du lịch nghỉ dưỡng thứ 2 được chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu vực cồn cát phía Đông xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Trước đó, trong năm 2016, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp chủ trương đầu tư cho 1 dự án khác là Nhà hàng khách sạn khu nghỉ dưỡng Đàn Điểm. Dự án ông Lê Văn Đàn, trú tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình (Giám đốc Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tâm Anh) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 30,2 tỷ đồng. Dự án đã được khởi công vào năm 2018 và đến nay đã hoàn thành các hạng mục xây dựng, nhưng chưa đưa vào hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Nguồn: Theo Báo Đầu Tư

6/4/25

Trong bối cảnh thị trường bất động sản dần hồi phục, chính sách nới lỏng tín dụng sẽ giúp dòng vốn rẻ được bơm ra thị trường. Điều này giúp thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới.


 

Nguồn cung bất động sản hồi phục

Dù chưa có động thái giảm lãi suất điều hành, nhưng lãi suất huy động đã giảm khá nhanh trong thời gian gần đây. Ngân hàng nhà nước cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 16%, tương đương với 2,5 triệu tỉ đồng sẽ được "bơm" ra thị trường, trong đó có bất động sản.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dòng tiền rẻ được bơm ra thị trường chắc chắn sẽ tìm đến các kênh đầu tư có tiềm năng sinh lời tốt và có khả năng tích trữ tài sản lâu dài. Trong bối cảnh vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục và biến động lớn, thì bất động sản và chứng khoán sẽ là những lựa chọn hàng đầu để dòng tiền trú ẩn.

Đặc biệt là bất động sản vốn nhạy cảm với các chu kỳ tiền tệ có thể sớm phản ứng với đà giảm lãi suất, tạo ra làn sóng đầu tư mới trong thời gian tới. Nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phục hồi và Ngân hàng Nhà nước có nhiều động thái cho thấy sự gia tăng cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. 

Nguồn cung bất động sản cũng đang trên đà phục hồi, tăng trưởng tích cực. Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, trong năm 2024, thị trường bất động sản ghi nhận khoảng 65.376 sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng 3 lần so với năm 2023. Nguồn cung bất động sản nhà ở năm 2025 dự kiến cũng sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024. Trong trung hạn, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục xu hướng tăng, từ các dự án bất động sản được tháo gỡ khó khăn trong thời gian qua và được cấp phép mới, bao gồm cả các dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2024 đã có 210 dự án bất động sản được tháo gỡ tái triển khai trở lại. Số lượng dự án được cấp phép mới trong năm 2024 cũng tăng khoảng 18% so với cùng kỳ năm trước và sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Bởi Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tin rằng, thời gian tới, khi các bộ luật mới liên quan đến nhà ở, đất đai và kinh doanh bất động sản được triển khai, cùng với kế hoạch sáp nhập các tỉnh, thành, sẽ hạn chế các bất cập, tồn tại, hỗ trợ giảm bớt nhiều thủ tục, pháp lý thực hiện dự án.

Tỷ lệ hấp thụ trong năm 2025 dự kiến sẽ vẫn duy trì ở mức trên 70% dù tốc độ hấp thụ có chậm lại do mức giá tại một số khu vực, phân khúc đã tăng cao và tăng nhanh. Đồng thời giá bất động sản cũng còn nhiều động lực tăng trong bối cảnh áp lực lạm phát cận kề.

Ưu tiên làm nhà ở xã hội

Tuy nhiên, dù chính sách tín dụng được nới lỏng, các ngân hàng vẫn duy trì sự kiểm soát đối với các khoản vay liên quan đến bất động sản.

Theo đó, Thông tư số 06/2023 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 39/2016 đang được áp dụng, giúp hạn chế rủi ro đối với hệ thống tài chính ngân hàng và hỗ trợ thanh lọc ngành bất động sản, loại bỏ các doanh nghiệp bất động sản với những dự án không đủ điều kiện mở bán, phụ thuộc quá nhiều vào đòn bẩy, hỗ trợ những doanh nghiệp lành mạnh, có sức khỏe tài chính tốt, có năng lực và kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án.

Với người tiêu dùng bất động sản, Thông tư 06/2023 cũng quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ... của các khoản vay mua nhà để ở, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.

Ngoài ra, Thông tư 06/2023 cũng đã quy định một số nhu cầu vốn mà tổ chức tín dụng không được phép cho vay, bao gồm cho vay để chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch với bên thứ ba, cho vay để thanh toán tiền đặt cọc đối với các dự án bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện pháp lý theo quy định, cho vay bù đắp tài chính, tức là cho vay để bù đắp các chi phí mà khách hàng đã thanh toán bằng vốn tự có hoặc vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác (không phải tổ chức tín dụng) nhằm thực hiện phương án, dự án kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đời sống.

Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực với những quy định có nội dung định hướng tương tự, từ đó sẽ giảm thiểu rủi ro kinh doanh của ngành, giảm rủi ro cho khách hàng, giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.

Về lâu dài, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ phụ thuộc điều kiện lãi suất chung trên thị trường cũng như sức diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức phù hợp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là khi FED dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất điều hành trong năm 2025, tạo dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ.

Quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo nhu cầu bất động sản tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ căn hộ đến văn phòng cho thuê, nhà xưởng, bất động sản bán lẻ… Để đón đầu cơ hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản cần có chiến lược phù hợp để thích nghi với sự thay đổi của thị trường tín dụng.

Theo đó, doanh nghiệp cần tập trung vào các phân khúc sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, căn hộ trung cấp để dễ dàng tiếp cận vốn vay. Đồng thời tăng khả năng hấp thụ sản phẩm khi người mua nhà để ở tận dụng lợi thế về tín dụng.

Với nhà đầu tư BĐS, để giảm thiểu rủi ro, cần hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao và tránh chạy theo những sản phẩm bị "thổi" giá. Thay vào đó, nên ưu tiên các khu vực có tiềm năng phát triển thực sự, hạ tầng hoàn thiện và nhu cầu thực tế cao nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư dài hạn.

Nguồn: Theo Đình Sơn - Báo Thanh Niên

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025. 


 

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, đặc biệt là chính sách của Mỹ và phản ứng của các nước. Sự gia tăng bất ổn về địa chính trị và chính sách thương mại đã gây áp lực lên đầu tư và chi tiêu hộ gia đình. Căng thẳng thuế quan giữa Hoa Kỳ và các nước, nguy cơ chiến tranh thương mại đang hiện hữu đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng... gia tăng. Trong bối cảnh tăng trưởng yếu đi và lạm phát giảm xuống của các tháng đầu năm, nhiều quốc gia đã nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.

Đối với Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP , nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,42%, đóng góp 40,17%; khu vực dịch vụ tăng 7,70% , đóng góp 53,74%. 

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng đạt mục tiêu đề ra trong quý I với sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm, sản lượng gỗ khai thác và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng khá nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp quý I/2025 tăng 3,53% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,32 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,67% nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,98%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. 

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 7,32% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước tăng 6,71%), đóng góp 2,39 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,28%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,60%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,81%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,76%, làm giảm 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 7,99%, cao hơn so với tốc độ tăng 7,57% của quý I/2024, đóng góp 0,48 điểm phần trăm.

Trong khu vực dịch vụ, nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán và số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao góp phần cho tăng trưởng của ngành thương mại và dịch vụ đạt mức tăng khá cao.

Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế quý I năm nay như sau: Ngành vận tải kho bãi tăng 9,90% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,67 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,31%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 7,47%, đóng góp 0,83 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,83%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 6,66%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2025, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,31%; khu vực dịch vụ chiếm 43,44%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,69%.

Về sử dụng GDP quý I/2025, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước, tích lũy tài sản tăng 7,24%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,71%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,45%. 

Nguồn: CafeF -  Giang Anh - Nhịp sống thị trường

5/4/25

Quảng Bình - Nhiều vướng mắc về mặt bằng tại Dự án thành phần 1 - Đường ven biển đang từng bước được tháo gỡ, tạo đà đẩy nhanh tiến độ thi công.


 

Vận động, hỗ trợ dân tháo dỡ tài sản

Thời gian qua, các địa phương và chủ đầu tư đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình, tích cực phối hợp xử lý các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án thành phần 1 - Đường ven biển.

Ông Nguyễn Ngọc Quý – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông cho biết, mặc dù trước đó mặt bằng đã được bàn giao 71,06/80km (đạt 88,8%), nhưng phần còn lại kéo dài nhiều tháng do vướng công trình nhà ở, tài sản và nhất là các trang trại nuôi trồng thủy sản (NTTS) của người dân.

Toàn tuyến hiện còn 21 hộ dân có hoạt động NTTS và chăn nuôi bị ảnh hưởng, trải dài tại các địa bàn: Đồng Hới, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và Ba Đồn. Những điểm vướng này gây chia cắt mặt bằng, khiến nhà thầu thi công khó khăn, phải “nhảy cóc”, vừa tốn kém, vừa kém hiệu quả.

Trung tá Phan Quang Thành - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nhật Lệ cho biết, đơn vị đã phối hợp với địa phương tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng, đồng thời huy động lực lượng hỗ trợ tháo dỡ các hạng mục liên quan đến NTTS.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp người dân dọn dẹp, tháo dỡ tài sản trong khu vực thi công để đẩy nhanh tiến độ”, ông Thành nói.

Tại gói thầu Nam cầu Lý Hòa - Quang Phú (15,5km), sau thời gian dài đình trệ, liên danh các nhà thầu gồm Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương-Công ty CP Hải Đăng-Công ty CP Cầu đường 10 hiện đang triển khai hàng chục mũi thi công nhờ được bàn giao thêm mặt bằng. Theo ông Phan Vĩnh - tư vấn dự án, hiện đã thảm xong khoảng 10km chiều dài tuyến. Dự kiến thời gian tới, nhà thầu sẽ được bàn giao thêm 500m và nếu thời tiết thuận lợi, mặt bằng thông suốt, công trình sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ UBND tỉnh yêu cầu.

Tại gói thầu Nam Roòn - Quảng Phúc (21,9km), ông Phạm Quang Biên - tư vấn giám sát cho biết, còn vướng khoảng 800m, chủ yếu tại huyện Quảng Trạch và TX. Ba Đồn. Các địa phương và chủ đầu tư đang nỗ lực bàn giao nốt phần còn lại trong tháng 5 để không làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể.

Dự án có vai trò chiến lược

Theo ông Hồ Chí Lâm - Trưởng phòng Dự án 1 (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông, Sở Xây dựng), tính từ đầu tháng 3.2025, một số hộ dân xã Hải Ninh đã bàn giao mặt bằng sau khi được vận động. Nhờ đó, nhà thầu có thêm 200m để tiếp tục thi công. Một số hộ còn lại đang trong quá trình áp giá đền bù.

Hiện các hạng mục cầu cống, công trình thoát nước cơ bản đã hoàn thành tại những khu vực đã có mặt bằng. Các nhà thầu đang đẩy mạnh thi công nền và móng đường. Đến thời điểm này, khối lượng xây lắp đã đạt khoảng 714/1.463 tỉ đồng, tương đương 49%. Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Dự án thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình có tổng chiều dài 80km, gồm ba đoạn: Nam Roòn – Quảng Phúc (21,9km), Nam cầu Lý Hòa – Quang Phú (15,5km) và Hà Trung – Mạch Nước (42,6km, không bao gồm đoạn 5,8km qua FLC do nhà đầu tư tự thực hiện). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.197 tỉ đồng, đi qua địa bàn 16 xã, phường thuộc 6 huyện, thị xã và thành phố; ảnh hưởng đến hơn 1.000 hộ dân và 37 tổ chức.

Với quyết tâm chính trị cao, sự đồng thuận của người dân và nỗ lực của các đơn vị liên quan, Quảng Bình đang từng bước tháo gỡ “nút thắt” GPMB, yếu tố then chốt quyết định thành công của dự án trọng điểm này.

Nguồn: Theo Báo Lao Động. 

4/4/25

Trong kịch bản lạc quan nhất, thị trường bất động sản vẫn có thể phát triển, bất chấp các “cơn gió ngược”. Kết quả này đạt được nhờ việc Chính phủ duy trì ổn định nền kinh tế và phát huy sức mạnh nội lực của đất nước.


 

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam đã đưa ra 3 kịch bản của nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng, khi chịu sức ép từ lệnh áp thuế 46% của Mỹ.

1. Kịch bản thiếu tích cực: Đầu tư suy giảm và kinh tế khó khăn

Kịch bản này xảy ra khi chính sách thuế quan của Mỹ gây tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. Các doanh nghiệp FDI trong các ngành xuất khẩu sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc duy trì sản xuất và cạnh tranh, đặc biệt trong các ngành dệt may, giày dép, điện tử. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong dòng tiền FDI, ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP và giảm nhu cầu đầu tư vào thị trường bất động sản.

Trong kịch bản này, thị trường địa ốc sẽ chịu tác động lớn. Theo đó, các doanh nghiệp FDI sẽ cắt giảm sản xuất và xuất khẩu, nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp cũng vì vậy mà suy giảm theo. 

Không dừng lại ở đó, trong kịch bản bi quan, mức thu nhập của người lao động giảm, từ đó dẫn đến sự suy giảm trong mức tiêu dùng (C) và đầu tư (I). Các phân khúc bất động sản không thiết yếu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, làm giảm nhu cầu đối với nhà ở cao cấp và các dự án thương mại.

2. Kịch bản lạc quan: Việt Nam vươn mình nhờ nội lực 

Kịch bản này đánh giá mức thuế quan từ Mỹ sẽ tạo ra sự suy giảm trong xuất khẩu và giảm đầu tư FDI. Tuy nhiên, Nhà nước đã có những biện pháp chuẩn bị và cải cách sâu rộng, giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng và duy trì sự phát triển bền vững. Ngoài ra, phân khúc nhà ở xã hội tiếp tục được đẩy mạnh nhờ các chính sách hỗ trợ và gói vay ưu đãi.

Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường nội lực sẽ đến từ việc.

Cải cách hành chính và phân cấp: Chính phủ thực hiện cải cách hành chính, sáp nhập các tỉnh thành và tăng năng suất lao động. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí và tạo ra sự linh hoạt trong việc triển khai các dự án bất động sản mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng cường đầu tư nội địa: Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, từ đó khiến dòng tiền chuyển từ khối ngoại sang khối nội. 

Kiều hối ổn định: Dòng kiều hối ổn định từ người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì đà tiêu dùng và đầu tư trong nước.

Trong kịch bản lạc quan, Nhà nước sẽ ổn định nền kinh tế, tiếp tục giữ đà phát triển bền vững. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp dân tộc, sẽ giúp thị trường bất động sản trụ vững trước các “cơn gió ngược”. 

3. Kịch bản trung tính: Sự tăng trưởng hỗn hợp và thách thức đan xen

Kịch bản trung tính là tình huống mà nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế quan Mỹ nhưng sẽ không gặp phải một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Tuy vậy, nền kinh tế vẫn sẽ đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại và một số thách thức trong việc duy trì ổn định, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Theo đó, thuế quan vẫn sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu và đầu tư FDI. Tuy nhiên, những ảnh hưởng sẽ không đến mức làm suy giảm toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngoại sẽ phải cắt giảm một số khoản đầu tư và điều chỉnh chiến lược sản xuất, dẫn đến sự giảm sút trong các dự án bất động sản công nghiệp. Dẫu vậy, sự suy giảm này sẽ không quá nghiêm trọng và các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội tận dụng các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đầu tư vào các phân khúc bất động sản khác.

Về tổng quan, mức tăng trưởng GDP có thể không tăng trưởng mạnh mẽ như trước. Dẫu vậy, đà tăng vẫn giữ được ở mức độ ổn định. Trong đó, mức chi tiêu (C) và đầu tư (I) sẽ giảm nhẹ nhưng không giảm quá sâu, nhờ vào các biện pháp kích thích từ Chính phủ, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhà ở xã hội và hạ tầng công cộng.

Trong kịch bản này, phân khúc bất động sản cao cấp và khu công nghiệp vẫn bị ảnh hưởng do nhu cầu giảm. Tuy nhiên, loại hình nhà ở xã hội và các dự án cơ sở hạ tầng có thể sẽ duy trì ổn định. Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công vào các dự án này để đảm bảo nguồn cung nhà ở cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm tiêu dùng.

Nguồn: Theo Báo Đầu Tư 

🧐TÌM BĐS QUẢNG BÌNH

Được tạo bởi Blogger.

📈SỐ LƯỢT XEM BĐS

🎬Video Mr Hùng Bất Động Sản

📝Giới thiệu Mr Hùng Bất Động Sản

⏳Thời Điểm Nhà Đất Lên Sàn

🏬Mặt Tiền Đường

Đ. 16-6 (1) Đ. 18-8 (1) Đ. 30-4 (1) Đ. 36M (1) Đ. BÙI QUỐC KHÁI (2) Đ. Bà Triệu (1) Đ. BẠCH ĐẰNG (1) Đ. BẾ VĂN ĐÀN (1) Đ. CAO VĂN LẦU (1) Đ. DƯƠNG PHÚC TƯ (11) Đ. DƯƠNG QUẢNG HÀM (2) Đ. DƯƠNG VĂN AN (1) Đ. HOÀI THANH (1) Đ. HOÀNG KẾ VIÊM (2) Đ. HOÀNG PHAN THÁI (1) Đ. HOÀNG SÂM (1) Đ. HÀ HUY GIÁP (1) Đ. HÀ HUY TẬP (2) Đ. HỒ CHÍ MINH (3) Đ. HỒ TÙNG MẬU (13) Đ. HỒNG CHƯƠNG (1) Đ. HỒNG QUANG (1) Đ. HỮU NGHỊ (2) Đ. LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA (4) Đ. Linh Giang (1) Đ. LÂM UÝ (1) Đ. LÊ LAI (1) Đ. LÊ LỢI (1) Đ. LÊ NGÔ CÁT (1) Đ. LÊ QUANG ĐẠO (1) Đ. LÊ VĂN THIÊM (1) Đ. LÊ VĂN TRI (1) Đ. LÊ XUÂN ANH (2) Đ. LÊ ĐÌNH CHINH (5) Đ. Lý Thánh Tông (4) Đ. LƯU HỮU PHƯỚC (2) Đ. MINH MẠNG (2) Đ. MẠC THÁI TÔNG (2) Đ. NAM TRUNG TRƯƠNG (1) Đ. NGUYỄN BỈNH KHIÊM (2) Đ. NGUYỄN CÔNG TRỨ (1) Đ. NGUYỄN DU (3) Đ. NGUYỄN DUY TRINH (2) Đ. NGUYỄN GIẢN THANH (2) Đ. NGUYỄN HIỀN (1) Đ. NGUYỄN HỮU DẬT (2) Đ. NGUYỄN LÂN (1) Đ. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (2) Đ. NGUYỄN THỊ ĐỊNH (14) Đ. NGUYỄN TRÃI (1) Đ. NGUYỄN TRỰC (1) Đ. NGUYỄN VĂN CỪ (1) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TÂN (1) Đ. NGUYỄN ĐÌNH TƯ (1) Đ. NGUYỄN ĐĂNG GIAI (2) Đ. NGÔ GIA TỰ (1) Đ. NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ. NGÔ THẾ LÂN (1) Đ. NGÔ THỊ NHẬM (1) Đ. NGÔ ĐỨC KẾ (1) Đ. NHẬT LỆ (8) Đ. PHAN BÁ VÀNH (2) Đ. PHAN HUY ÍCH (1) Đ. PHAN ĐÌNH PHÙNG (1) Đ. PHAN ĐĂNG LƯU (1) Đ. PHÓ ĐỨC CHÍNH (1) Đ. PHẠM HỒNG THÁI (1) Đ. PHẠM VĂN HAI (2) Đ. PHẠM VĂN ĐỒNG (2) Đ. PHẠM XUÂN ẨN (1) Đ. PHẠM ĐÌNH HỔ (1) Đ. Phùng Hưng (1) Đ. QUANG TRUNG (3) Đ. THANH NIÊN (1) Đ. TRUNG THUẦN (1) Đ. TRƯƠNG PHÁP (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC HÙNG (1) Đ. TRƯƠNG PHÚC PHẤN (1) Đ. TRẦN BÌNH TRỌNG (1) Đ. TRẦN HƯNG ĐẠO (3) Đ. TRẦN NHÂN TÔNG (2) Đ. TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ. TRẦN TÁO (3) Đ. TRẦN VĂN BẢO (1) Đ. TÔ HIẾN THÀNH (1) Đ. TÔ VĨNH DIỆN (2) Đ. TẠ QUANG BỮU (2) Đ. TỈNH 562 (1) Đ. VÕ NGUYÊN GIÁP (3) Đ. VÕ THỊ SÁU (1) Đ. VŨ TRỌNG PHỤNG (1) Đ. XUÂN QUỲNH (1) Đ. ĐINH TIÊN HOÀNG (1) Đ. ĐIỆN BIÊN PHỦ (6) Đ. ĐT569 (1) Đ. Đoàn Chí Tuân (1) Đ. ĐÔNG DU (1) Đ. ĐẶNG THÁI MAI (1) Đ. ĐẶNG VĂN NGỮ (1) Đ. ĐỒNG HẢI (1) Đ. ĐỒNG LỰC (1) Đ.19-8 (1) Đ.CÔ TÁM (1) Đ.HÀ HUY TẬP (1) Đ.HỒNG QUANG (1) Đ.LÊ XUÂN ANH (1) Đ.LÝ THÁI TỔ (1) Đ.LÝ THÁNH TÔNG (2) Đ.MINH MẠNG (1) Đ.NGUYỄN HIỀN (3) Đ.NGUYỄN QUỐC TRINH (2) Đ.NGÔ GIA TỰ (3) Đ.NGÔ SỶ LIÊN (1) Đ.NHẬT LỆ (3) Đ.PHAN ĐÌNH PHÙNG (2) Đ.TRẦN NHẬT DUẬT (1) Đ.TRẦN VĂN BẢO (4) Đ.XUÂN QUỲNH (1) Đ.ĐOÀN CHÍ TUÂN (1) Đ.Đào Trinh Nhất (4)

📊Nhà Đất Quan Tâm Nhiều