











Lý Gia Thành là một trong những tỷ phú đa ngành hàng đầu châu Á. Sinh ngày 29 tháng 7 năm 1928 tại Triều Châu, Trung Quốc, ông trải qua tuổi thơ cơ cực, từ công nhân làm thuê trong các nhà máy từng bước gây dựng sự nghiệp nhờ sự chăm chỉ, tầm nhìn chiến lược và trí thông minh xuất sắc.
Năm 1950, ông thành lập công ty Cheung Kong Industries, ban đầu tập trung sản xuất đồ nhựa. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty nhanh chóng mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Hồng Kông.
Ngoài ra, ông tiếp tục phát triển sự nghiệp với CK Hutchison Holdings (nhà vận hành cảng biển lớn nhất thế giới), CK Asset Holdings và đầu tư vào hoạt động viễn thông, năng lượng, y tế.
Tỷ phú Lý Gia Thành nổi tiếng với sự nhạy bén trong kinh doanh và khả năng dự đoán xu hướng thị trường. Ông là nhà đầu tư có tầm nhìn xa, biết cách tận dụng cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp mới.
Theo Forbes năm 2025, tài sản ròng của ông ước tính khoảng 35,5 tỷ USD.
Tỷ phú Lý Gia Thành chính là người truyền cảm hứng mạnh mẽ tới thế hệ trẻ rằng nỗ lực sẽ thay đổi số phận.
Ông từng nói: “Trên thế giới có 1 hành vi ngu ngốc, tốn thời gian nhất chính là cãi nhau với người khác”. Đây là một triết lý sống giúp ông vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp và duy trì một cuộc sống hạnh phúc, thoải mái.
Lý Gia Thành nhấn mạnh rằng tranh cãi là hành động vô ích, bởi mỗi người đều có cấp độ nhận thức riêng, dựa trên suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân.
Khi hai người không cùng quan điểm, việc cố gắng thuyết phục hoặc ép buộc người khác thay đổi suy nghĩ sẽ chỉ dẫn đến sự lãng phí thời gian và tiêu tốn năng lượng. Người khôn ngoan hiểu rằng thay vì tranh luận, điều quan trọng hơn là biết tôn trọng sự khác biệt, giữ vững lập trường của mình và không để những ý kiến trái chiều làm xáo trộn tâm trí.
Ông cũng chỉ ra rằng, trong cuộc sống, khi gặp phải những tình huống mà nhận thức và quan điểm giữa chúng ta và người khác quá khác biệt, sự im lặng và nói ít chính là lựa chọn khôn ngoan.
Im lặng không chỉ giúp tránh xung đột mà còn thể hiện sự trưởng thành và điềm tĩnh trong cách ứng xử. Khi chúng ta không thể cùng chung một góc nhìn, việc cố gắng tranh cãi không chỉ không mang lại kết quả tích cực mà còn có thể làm gia tăng căng thẳng và dẫn đến tổn thương mối quan hệ.
Vậy nên, đôi khi sự im lặng lại chính là cách tốt nhất để duy trì sự hòa hợp và tránh làm mọi việc trở nên phức tạp hơn.
Tỷ phú Lý Gia Thành khuyên mọi người nên lưu tâm, tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với những người bạn cùng chí hướng.
Ông cho rằng trạng thái thoải mái và dễ chịu nhất trong cuộc sống không phải là chiến thắng trong một cuộc tranh cãi, mà là được trò chuyện thâu đêm với những người có cùng giá trị và mục tiêu sống.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã mang lại những thay đổi lớn trong cách thức giao tiếp của con người.
Từ giao tiếp trực tiếp, qua tin nhắn văn bản trên mạng xã hội, đến cuộc gọi video,... mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Những thay đổi này yêu cầu chúng ta không chỉ thích ứng mà còn cần làm chủ nghệ thuật ngôn ngữ và học hỏi các kỹ năng giao tiếp khác nhau. Dù là trong thế giới ảo hay ngoài đời thực, sự chân thành, tôn trọng và thấu hiểu luôn là nền tảng vững chắc để xây dựng một mối quan hệ hiệu quả và bền vững.
Và hãy nhớ, nghệ thuật giao tiếp hiệu quả không chỉ nằm ở khả năng "nói" mà còn ở khả năng "lắng nghe". Chỉ khi lắng nghe chân thành, chúng ta mới có thể thực sự hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mọi người.
Việc lắng nghe không chỉ giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ mà còn tạo ra một không gian giao tiếp ấm áp, gần gũi và đầy sự thấu hiểu.
Trong hành trình cuộc đời, tỷ phú Lý Gia Thành luôn khuyên chúng ta không ngừng trau dồi và hoàn thiện nghệ thuật giao tiếp, bởi ông tin rằng "khéo ăn khéo nói sẽ có cả thiên hạ." Việc làm chủ khả năng giao tiếp không chỉ giúp chúng ta truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc một cách rõ ràng mà còn mở ra vô vàn cơ hội trong cuộc sống.
Một lời nói đúng lúc, tinh tế và thông minh có thể thay đổi tình thế, tạo dựng mối quan hệ bền vững và thậm chí thay đổi số phận của một con người.
Nguồn: Theo Ứng Hà Chi - Đời sống pháp luật
Sắp tới BĐS sẽ có 03 đợt tăng giá trong chu kỳ mới này:
1. Tăng giá khi Tiền Rẻ (lãi ngân hàng thấp): Nhà đầu tư sẽ mua BĐS thay vì gửi tiết kiệm. (Năm 2024)
2. Tăng giá khi Luật Đất Đai có hiệu lực: Đền bù đất theo giá thị trường và người không có quốc tịch VN được đứng tên BĐS như người Việt trong nước. (Năm 2025)
3. Tăng giá PHI MÃ khi tín dụng BĐS tăng: Khi tiền mua BĐS chủ yếu là "tiền máy tính" (Tiền Vay Ngân Hàng) thì BĐS sẽ có sóng thần. (Giai đoạn gần cuối của chu kỳ 2028-2030)
* Đa số các BĐS sẽ tăng giá tuy nhiên cũng có một số loại BĐS đã tăng ảo thì vẫn sẽ tiếp tục giảm giá: còn lâu mới thấy đáy.
****
Bây giờ BĐS vẫn đang ở chân sóng, chưa tăng giá nhiều đâu: vì Tín Dụng vẫn chưa tăng: nguồn tiền mua nhà đất chủ yếu là "tiền tiết kiệm" (Tiền Thịt). Khi nào tín dụng BĐS tăng: tức là tiền mua bds chủ yếu là "tiền máy tính" (Tiền Vay Ngân Hàng) thì khi đó bds mới có sóng thần
Bây giờ nên Mua vào BĐS để khi nào BĐS gần đạt đỉnh thì Bán Ra.
*** Ai không muốn bị bần cùng hoá, không muốn bị tụt hậu so với xã hội thì phải nhanh chóng đầu tư BĐS hoặc lao động chăm chỉ hơn để mua được thêm nhà đất trước khi giá tăng cao.
---//---
Khi Bất Động Sản tăng giá:
- Môi giới: vui - vì có giao dịch, có tiền hoa hồng.
- Chủ đầu tư: vui - nhộn nhịp chuẩn bị ra hàng để có tiền mua thêm quỹ đất.
- Bank: vui - thanh khoản dc nợ xấu, lợi nhuận tăng.
- Dân đầu cơ: vui - lại có việc làm, thu nhập có hay ko thì chưa biết (lướt đi lướt lại có khi lại nhập lại căn nhà ban đầu của mình với giá mới)
- Anh em kẹp hàng: vui - vì ko phải lo lắng như trc, nhưng sẽ ko bán khi giá tăng, hoặc bán thì lại mua tiếp căn khác giá có khi cao hơn, đợi lúc nào thị trường bể thì bán cắt lỗ sau.
- Dân đầu tư: nửa vui nửa buồn - Vui vì các BĐS đang có tăng giá, buồn vì sau này khó mua dc miếng đất rẻ nữa.
- Người mua ở, sử dụng (chiếm hơn 90%): BUỒN - bao kế hoạch dự định lại bị vỡ. Phải chấp nhận mua giá cao và lao động vất vả hơn để có tiền mua BĐS.
*** Tuy nhiên quyền quyết định lại ở Nhà Nước: Nếu muốn giảm giá BĐS thì NN đã không sửa luật đất đai : cho phép Người không có quốc tịch VN được mua BĐS và có đầy đủ quyền lợi về đất đai như người quốc tịch VN. Bởi vì BĐS là công cụ hấp thụ lạm phát: Đất mà không tăng thì dân sẽ mua Vàng mua USD kinh tế VN sẽ chảy máu. Đất càng tăng giá thì VN càng phát triển.
*** Bây giờ BĐS vẫn đang ở chân sóng, chưa tăng giá nhiều đâu: vì Tín Dụng vẫn chưa tăng: nguồn tiền mua nhà đất chủ yếu là "tiền tiết kiệm" (Tiền Thịt). Khi nào tín dụng BĐS tăng: tức là tiền mua bds chủ yếu là "tiền máy tính" (Tiền Vay Ngân Hàng) thì khi đó bds mới có sóng thần
Nguồn: vietnambusinessinsider - Bài đăng: 22/03/2024
(TTĐN) - Sự quyết tâm của Việt Nam được thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg rằng: Phải tăng tốc, bứt phá, hướng tới mức tăng trưởng trên 8%! "Cỗ máy" kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
"Kinh tế Việt Nam đã trải qua một năm với nhiều nốt thăng trầm", Ngân hàng HSBC đánh giá như vậy về kinh tế đất nước hình chữ S năm 2024.
Đi qua sóng gió, vươn lên mạnh mẽ
Theo Ngân hàng trên, sau khởi đầu khó khăn trong quý I/2024, bức tranh kinh tế trong nước đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
HSBC đánh giá, năm 2024 có vô vàn thách thức như các vấn đề địa chính trị toàn cầu, kinh tế bất ổn, lạm phát dai dẳng cũng như các cuộc bầu cử gần đây dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính quyền tại nhiều nước. Thế nhưng, Việt Nam đã đi qua các sóng gió.
Sau mức tăng trưởng 5,66% ở quý I/2024, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tiến bộ, đặc biệt là vững vàng vượt qua những ảnh hưởng của bão Yagi. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức 7% trong quý III/2024, vượt qua mọi dự báo của thị trường.
Kể từ tháng 3, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) hàng tháng đều trên mức 50, chỉ trừ thời điểm tháng 9 khi Việt Nam bị bão Yagi tấn công.
Không chỉ thế, Việt Nam vẫn giữ vị thế vững chắc là một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại ASEAN. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 11 tháng năm 2024, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam đạt mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD.
Shunsin, một công ty con của Foxconn, được cho là đã xin giấy phép đầu tư 80 triệu USD để sản xuất mạch tích hợp tại tỉnh Bắc Giang. Điều này cho thấy năng lực sản xuất tại Việt Nam đang được cải thiện.
Không chỉ riêng sản xuất điện tử mà cả những lĩnh vực giá trị công thêm cao cũng đã thu hút sự quan tâm từ các tập đoàn đa quốc gia lớn như Google dự định mở văn phòng tại Việt Nam vào tháng 4/2025 và Nvidia mở trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam.
Bên cạnh dòng vốn FDI tích cực, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp Việt cũng đầu tư vào 151 dự án ở nước ngoài trong 11 tháng qua, với tổng vốn đăng ký tăng hơn 51%. Xu hướng này phản ánh "sức khỏe" của các doanh nghiệp trong nước cũng như sự tự tin mở rộng kinh doanh ra quốc tế.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, với sự khởi sắc về thương mại hàng hóa sẽ đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta vượt mốc 782 tỷ USD trong năm 2024, xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD.
Ghi nhận triển vọng tích cực của ba trụ cột là xuất khẩu - tiêu dùng - đầu tư đã chứng kiến sự hồi phục tích cực, với nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực ghi nhận đà tăng trở lại.
Những thành tích ấn tượng trên chứng tỏ, năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế toàn cầu.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn. Rủi ro từ xung đột địa chính trị và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt là các chính sách kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đã giúp Việt Nam tạo ra một nền tảng vững chắc cho kinh tế phục hồi trong giai đoạn tới.
Tăng tốc, bứt phá, hướng tới mục tiêu 8%
Năm 2025, Quốc hội giao cho Chính phủ mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5-7%, phấn đấu 7-7,5%. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg: Phải tăng tốc, bứt phá, hướng tới mức tăng trưởng trên 8%!
Với mục tiêu này, Ngân hàng HSBC đánh giá, có cơ sở. Theo đó, ngành sản xuất đã thoát khỏi khó khăn của năm ngoái một cách mạnh mẽ. Điều này đã hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ ở mức hai chữ số, với mức tăng trưởng lan toả ra đồng đều hơn ở các lĩnh vực như sản phẩm nông nghiệp.
Trong khi đó, các định chế tài chính lớn đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 7% từ mức 6,5%, trong khi tiếp tục dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.
"Mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 cũng là bước đi để chúng ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để đạt được mục tiêu cao cả của Đảng, Nhà nước thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Quốc Phương. |
Các chuyên gia tại VinaCapital nhận định, Chính phủ Việt Nam đã công bố nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng và cải cách hành chính. Những nỗ lực này không chỉ có ý nghĩa ngắn hạn mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững lâu dài.
"Mặc dù chưa thể bù đắp hoàn toàn sự giảm tốc trong xuất khẩu, các biện pháp trên vẫn giúp củng cố niềm tin và cải thiện tâm lý người tiêu dùng", các chuyên gia tại VinaCapital đánh giá.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng phân tích kinh tế vĩ mô và nghiên cứu thị trường của VinaCapital cho rằng, tiêu dùng chiếm hơn 60% nền kinh tế của Việt Nam, so với khoảng 25% của ngành sản xuất, vì vậy nếu tiêu dùng tăng trưởng mạnh sẽ dễ dàng bù đắp cho sự suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu, sản xuất, lượng khách du lịch trong năm nay.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với quyết tâm cao của Chính phủ, mục tiêu 8% là bước sẵn sàng để bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ hồi tháng 11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng: "Chúng ta có cơ sở để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% bởi lẽ có sự tiếp nối của đà tăng trưởng năm 2024 khá tốt".
Thứ trưởng đánh giá, với những thay đổi mang tính căn cơ trong năm 2025, nhất là tư duy đột phá về thể chế, tháo gỡ những khó khăn trong thủ tục hành chính từ các luật đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, kỳ vọng sẽ giải phóng những nguồn lực, đóng góp lớn cho tăng trưởng năm 2025.
"Mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 cũng là bước đi để chúng ta sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để đạt được mục tiêu cao cả của Đảng, Nhà nước thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ rất quan trọng.
Nếu ai đó nói rằng mục tiêu quá sức hay không thì chúng ta không bàn việc đến đó nữa. Đã đặt mục tiêu là phải quyết tâm làm, cho dù quá sức thì cũng phải cố!", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đây không chỉ là thời điểm mới trong dòng chảy lịch sử, mà còn là năm bản lề tạo đà cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Do đó, việc thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp là hết sức cần thiết để có thể đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo nền tảng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Và đương nhiên, nhờ thành tựu vững chắc 4 năm qua, "cỗ máy" kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc, bứt phá!
Gia Thành
Nguồn: baoquocte.vn
Theo ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, bất động sản là kênh đầu tư tốt nhất trong 20 năm gần đây và ít nhất trong 10 năm tới. Vì vậy, dù thời kỳ “hoàng kim" có quay lại hay không trong năm 2025, điều này cũng không ảnh hưởng đến phán đoán và quyết định của nhà đầu tư.
Ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty Đầu tư bất động sản Việt An Hòa, cũng là người có nhiều năm kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản nhận định, 3 bộ Luật quan trọng liên quan đến bất động sản đã chính thức có hiệu lực được 5 tháng. Tuy nhiên, thị trường bất động sản của 10 năm trước, hiện tại hay tương lai vẫn sẽ có những điểm khác biệt lớn. Tức là, Luật mới không chỉ cần văn bản hướng dẫn thực thi, mà còn cần độ trễ nhất định để thị trường “thẩm thấu”. Vì vậy, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nút thắt của thị trường bất động sản hiện nay vẫn tồn tại.
Vị này cho biết thêm, thực tế, Luật mới hướng đến giải quyết vấn đề dài hạn và phát triển bền vững cho thị trường nên cần “độ trễ”, song thời gian bao lâu thì rất khó để xác định, có thể 3 - 5 năm hoặc nhiều hơn. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có thể tin rằng tương lai của ngành địa ốc trong năm 2025 sẽ sáng hơn năm 2024. Và để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, khả năng nhận diện cơ hội của nhà đầu tư hay sự nỗ lực đổi mới của doanh nghiệp là chưa đủ, trên hết cần sự điều tiết từ Chính phủ.
"Không thể phủ nhận, thị trường bất động sản năm 2025 sẽ đứng trước cơ hội lớn chưa từng có khi sở hữu những điều kiện thuận lợi cả về vĩ mô và vi mô. Nhưng để thị trường quay trở lại thời kỳ sôi động như giai đoạn "hoàng kim" năm 2018 - 2019, có thể sẽ cần thêm một vài năm nữa.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, tôi tin rằng, đại đa số họ đều biết, bất động sản là kênh đầu tư tốt nhất trong 20 năm gần đây và ít nhất trong 10 năm tới, nên dù thời kỳ “hoàng kim" có quay lại hay không trong năm 2025, cũng không ảnh hưởng đến phán đoán và quyết định đầu tư", ông Quang chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, ông Quang đưa ra lời khuyên dành cho các nhà đầu tư là cần chuẩn bị nguồn lực tốt về dòng tiền, nghiên cứu kỹ về giá cả, thông tin quy hoạch, định hướng phát triển của khu vực. Cùng với đó, kịp thời nắm bắt các chính sách của Nhà nước và tình hình kinh tế thế giới để có sự lựa chọn phù hợp, nhanh chóng, không để lỡ mất cơ hội.
Bên cạnh đó, ông Quang bày tỏ niềm tin vào quý 2/2025, thị trường bất động sản sẽ khởi sắc rõ nét. Tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa và có sự lan rộng, cộng hưởng ở tất cả các lĩnh vực khác, đó là lúc thị trường bất động sản hồi phục và sẽ bắt đầu một chu kỳ phát triển bền vững.
Từng đưa ra nhận định chung về thị trường, ông Võ Huỳnh Tấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, năm 2024 là năm bản lề chuyển giao giữa giai đoạn cũ và giai đoạn mới. Cùng với 3 bộ Luật quan trọng liên quan đến đất đai đồng thời có hiệu lực sẽ tạo nên hành lang pháp lý, tiền đề thuận lợi cho giai đoạn thị trường tiếp theo. Do đó, 2025 được xem là năm đầu tiên của chu kỳ phát triển mới.
Ông Kiệt dự báo, thị trường bất động sản năm tới tiếp tục xu hướng phục hồi với tốc độ cũng khá tương đồng với năm 2024. Mức giá tiếp tục xu hướng tăng, bởi trong ngắn hạn, nguồn cung chưa thể giải tỏa được ngay. Điều này càng gây áp lực lên giá bán. "Mức độ hấp thụ phụ thuộc vào nhu cầu. Trong khi, nhu cầu được xem là một trong những động lực chính giữ cho thị trường ổn định trong vài năm trở lại đây", ông Kiệt nói.
Giám đốc CBRE cũng nhấn mạnh, thị trường bất động sản 2025 kỳ vọng sẽ phát triển ổn định, bền vững hơn nhờ những yếu tố hỗ trợ như hành lang pháp lý rõ ràng, nhà đầu tư cũng đã có nhiều kinh nghiệm qua các chu kỳ trước. Còn nếu để quay trở lại thời kỳ sôi động, "hoàng kim" như giai đoạn 2018 - 2019 thì thị trường vẫn cần thêm khoảng một vài năm nữa.
Nguồn: Nhật Anh - stockbiz
(Xây dựng) - Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường BĐS Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Thị trường BĐS Việt Nam trải qua hành trình đi từ lượng đến chất, từ sơ khai đến “tuổi 30” trưởng thành, vững chãi hơn nhưng cần vượt qua thách thức hiện hữu để hoàn thiện và ổn định.
Hành trình từ “lượng” đến “chất”
Thị trường BĐS Việt Nam 30 năm qua chia thành 5 giai đoạn chính: Khởi đầu (trước 2009), Định hình (2009 - 2012), Tăng trưởng (2013 - 2019), Biến động (2020 - 2021) và Thách thức (2022 - 2024).
Thị trường BĐS Việt Nam khởi đầu (trước 2009) với hành lang pháp lý từ Luật, và môi trường vĩ mô thuận lợi. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam có FDI vào lĩnh vực BĐS tăng trưởng mạnh, từ 8,5 tỷ USD năm 2007 tăng lên 23,6 tỷ USD năm 2008 và 21,5 tỷ USD năm 2009. Nhiều doanh nghiệp BĐS lớn đã ra mắt và các dự án mới đều thu hút sự quan tâm. Thị trường Việt Nam khởi đầu với hành lang pháp lý từ Luật và môi trường vĩ mô thuận lợi.
Sang giai đoạn định hình (2009 - 2012), việc tín dụng giảm, lãi suất tăng khiến thị trường BĐS mất thanh khoản và giá giảm liên tiếp. Lượng hàng tồn kho tăng từ 108,4 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 192,7 nghìn tỷ đồng năm 2011. Lúc này, các doanh nghiệp trải qua quá trình sàng lọc khắc nghiệt. Khi người tiêu dùng mất niềm tin, nhiều kênh thông tin BĐS trực tuyến ra đời để cải thiện tính minh bạch, bao gồm: Batdongsan.com.vn, Chợ tốt, Alo nhà đất…
Theo ông Bạch Dương - Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, đến giai đoạn tăng trưởng (2013 - 2019), ba bộ Luật mới, gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS tiếp tục định hướng cho thị trường, ghi nhận cải thiện tích cực.
Ngay sau đó, thị trường trải qua giai đoạn biến động (2020 - 2021), khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực. Hoạt động mua bán BĐS tiếp tục với nguồn cung tăng và được cao cấp hoá. Trong đó, cơ cấu lượng tin đăng loại hình BĐS hạng sang (giá bán >= 80 triệu đ/m2) đã tăng từ 4% vào quý I/2020 lên 10% vào quý IV/2021.
Từ năm 2022 đến nay, thị trường trải qua giai đoạn thách thức với tình hình vĩ mô khó khăn, nhiều doanh nghiệp bộc lộ yếu kém về tài chính và pháp lý. Yêu cầu của người tiêu dùng về chủ đầu tư, sàn giao dịch/môi giới BĐS cao hơn. Người tiêu dùng BĐS gặp khó khăn trong tìm hiểu và lựa chọn. Chủ đầu tư và nhà môi giới gặp thách thức trong tìm kiếm khách hàng và xây dựng uy tín.
Ông Dương nhận định biến động vĩ mô giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các chu kỳ của thị trường BĐS Việt Nam. Thị trường cần nhiều sản phẩm, dịch vụ đi sát với nhu cầu của người tiêu dùng để phát triển. Thị trường BĐS Việt Nam trải qua hành trình đi từ lượng đến chất, từ sơ khai đến “tuổi 30” trưởng thành, vững chãi hơn nhưng vẫn cần vượt qua thách thức hiện hữu để hoàn thiện và ổn định.
Người trẻ khó mua nhà, giá bán tăng nhanh
Năm 2024 ghi nhận mức quan tâm lớn đến các vấn đề về giá bán và khó khăn khi sở hữu BĐS. Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giá bán BĐS Việt Nam đang tăng trưởng nhanh so với thế giới. Cụ thể, tăng trưởng giá BĐS trong 5 năm của Việt Nam đạt 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)… Mức giá tăng cao khiến lợi suất cho thuê BĐS ở Việt Nam chỉ ở mức 4%, trong Philippines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Anh, Úc, Mỹ có lợi suất cho thuê BĐS từ 5 - 7%
Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, kinh tế, quản lý và xã hội là ba yếu tố chính tác động đến giá BĐS. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua BĐS của người tiêu dùng.
Cụ thể, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Lạm phát tại Việt Nam ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Môi trường lãi suất dần về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).
Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro; kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức thấp khoảng 9 - 13%/2 năm; BĐS được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất trong 10 năm, qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024 so với quý I/2015.
Yếu tố thứ hai là quản lý với thuế vừa là nguồn thu, vừa là công cụ quản lý thị trường. Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, tỷ trọng thuế BĐS trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức (0,03%) thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%).
Theo ông Quốc Anh, tham khảo từ một số quốc gia trên thế giới, thuế BĐS được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nhiều thách thức về lý thuyết và vận hành cần được cân nhắc phù hợp.
Cuối cùng là yếu tố xã hội. Dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cho thấy nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu BĐS. Xu hướng gia đình nhỏ hơn thúc đẩy nhu cầu mua BĐS cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ. Ngoài ra, về mặt văn hóa, người Việt Nam có nguyện vọng sở hữu BĐS trong đời.
Theo Batdongsan.com.vn, so sánh lương trung bình và giá nhà của thời xưa - nay, không riêng Gen Z hiện nay, mà người trẻ Việt, dù ở thời buổi nào cũng gặp khó trong việc tự mua nhà.
Năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua một căn chung cư (60 m2) giá 0,6 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động 7,4%/năm. Sau 10 năm, số năm thu nhập để một cá nhân thế hệ 8x mua được căn hộ như trên là 22,7 năm. Giá căn hộ tăng lên 1,5 tỷ đồng, trong khi lãi suất huy động giảm còn 6%/năm.
Đến năm 2024, một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên (giá 3 tỷ đồng), trong điều kiện lãi suất huy động 4,5%/năm. Tuy số năm thu nhập và lãi suất giảm dần theo thời gian nhưng người trẻ cần nỗ lực trong thời gian dài mới tự sở hữu được nhà. Người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu BĐS trong đời, vì lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản - nơi sinh sống cho gia đình.
BĐS được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất trong 10 năm, qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024 so với quý I/2015. |
Nguồn: Kiến Tài - Baoxaydung.
Giá bất động sản tiếp tục tăng
Luật Đất đai 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 mang đến nhiều thay đổi, ý nghĩa quan trọng. Không chỉ đơn thuần là công cụ pháp lý để quản lý tài nguyên đất đai, Luật Đất đai còn là nền tảng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế và sự ổn định của thị trường bất động sản.
Một trong những điểm đáng
chú ý nhất của Luật Đất đai 2024 là bỏ Khung giá đất cũ, thay vào đó,
căn cứ trên mục đích, thời hạn sử dụng đất, thông tin đầu vào, các yếu
tố khác ảnh hưởng... để xác định Bảng giá đất của từng địa phương.
Nói về tác động của Bảng giá đất đối với thị trường bất động sản, Báo cáo của Bộ Xây dựng từng nêu rõ chi phí liên quan đến tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của dự án nhà ở, dao động 7 – 20% với dự án chung cư cao tầng và 25 – 50% với dự án biệt thự, liền kề. Mức này giữa các dự án có sự khác nhau do phụ thuộc vị trí, điều kiện thuận lợi của hạ tầng kỹ thuật.
Khi chi phí về tiền sử
dụng đất cao , các chủ dự án cũng phải điều chỉnh giá bán sản phẩm cao
hơn để bù đắp chi phí. "Bảng giá đất tăng sẽ ảnh hưởng đến thị trường,
có thể sẽ có tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản
tăng", Bộ Xây dựng đánh giá.
Được biết, đến thời điểm
hiện tại, một số địa phương đã ban hành Bảng giá đất mới. Trong đó, đáng
chú ý TPHCM và Hà Nội đã đưa ra Bảng giá đất mới với mức tăng từ 2-6
lần so với Khung giá đất cũ.
TP.HCM một trong những địa phương đi đầu ban hành Bảng giá đất mới, áp dụng từ ngày 31/10 đến 31/12/2025. Theo đó, giá đất ở tại TP.HCM cao nhất là 687 triệu đồng/m2 tại các tuyến Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Lê Lợi. Trong khi trước đây giá đất tại 3 tuyến này là 162 triệu đồng/m2 (bảng giá theo quyết định 02/2020) x với hệ số K là 3.5 sẽ là 567 triệu đồng/m2. So với giá đất cũ thì giá mới tăng 120 triệu đồng/m2 (khoảng 21%).
Hay mới đây nhất là tại Hà Nội, Bảng giá đất mới chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2024 đến ngày 31/12/2025. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cũng cao gấp 2-6 lần so với giá cũ. Trong đó, mức giá cao nhất của thành phố thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
Tâm lý thay đổi tác động đến khẩu vị đầu tư
Trước sự leo thang không ngừng của giá bất động sản, tâm lý của người
mua nhà và các nhà đầu tư đã có sự thay đổi rõ rệt. Người mua và các nhà
đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm những dự án đã hoàn thiện hoặc những
dự án đã được phê duyệt từ trước khi dự án vẫn còn được áp dụng Khung
giá đất cũ.
Chị Trịnh Hường, một nhà đầu tư kì cựu tại
Hà Nội cho biết giá bất động sản đang có sự khác biệt rõ rệt. Tại Hà
Nội, nhiều dự án mới đang có giá cao hơn khoảng 30% so với các dự án đã
đi vào sử dụng cùng vị trí. Giá đất tăng cùng với chi phí nhân công, vật
liệu xây dựng tăng là một trong những nguyên nhân chính khiến giá bất
động sản chỉ tăng không suốt thời gian qua.
Cũng theo
chị Hường, hầu hết những nhà đầu tư bất động sản kì cựu như chị chủ yếu
tìm kiếm nguồn hàng cũ, đặc biệt là phân khúc thấp tầng. "Đầu năm 2024,
tôi và một số người bạn mua 2 lô liền kề vừa đi vào bàn giao tại một đại
dự án phía Đông Hà Nội, đến nay cũng đã tăng giá hơn 30%. Với chi phí
giá đất theo Bảng giá đất vừa được Hà Nội ban hành thì thời gian sắp
tới, giá phân khúc thấp tầng sẽ còn tăng nữa", chị Hường dự đoán.
Một lý do khác khiến người mua và nhà đầu tư tìm đến các dự án đã hoàn
thiện hoặc đã được phê duyệt từ trước là tính thanh khoản cao. Bởi các
dự án này đã có thị trường sẵn, và việc mua bán, chuyển nhượng sẽ dễ
dàng hơn rất nhiều so với các dự án mới. Nhà đầu tư có thể nhanh chóng
đưa bất động sản vào khai thác, cho thuê hoặc bán lại mà không phải chờ
đợi quá lâu để có thể hoàn thành thủ tục pháp lý hoặc giao dịch.
Quan sát thực tế cho thấy, cuối năm khi hàng loạt các chính sách mới
đang được áp dụng, giá bất động sản tăng dần đều nhiều nhà đầu tư đã
không thể chờ đợi thêm nữa. Khi giá bất động sản khu vực nội thành đã
tăng cao, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm các bất động sản tại các quận
đang có sự bứt phá về hạ tầng lên quận như Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức,
Đan Phượng...
Đánh giá về giá bất động sản 2025, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc PropertyGuru Việt Nam chia sẻ, hiện tượng quan tâm đối với bất động sản ghi nhận tăng mạnh, niềm tin thị trường quay trở lại và tâm lý nhà đầu tư được cải thiện, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.
Phân tích chi tiết hơn về tình hình thị trường, ông Quốc Anh cho biết từ nay đến hết quý I/2025 thị trường tiếp tục trong giai đoạn củng cố, người mua vẫn tập trung vào nhu cầu ở thực, sản phẩm được lựa chọn nhiều là nhà riêng, nhà phố. Từ quý II/2025 đến quý IV/2025 thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc với sự dẫn dắt của các phân khúc đem lại tỉ lệ lợi nhuận cao như đất nền, biệt thự dự án. Từ quý I đến quý IV/2026 thị trường bước vào chu kỳ ổn định, mức giá và khả năng thanh khoản tăng ở đa dạng loại hình.
Nguồn: Nhật Anh - Nhịp sống thị trường
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Quảng Bình được tổ chức vào thứ 6 ngày 25/3. Tại Hội nghị tỉnh Quảng Bình kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư các lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh:
(I) du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm- khám phá, các khu vui chơi, giải trí; thương mại, bất động sản;
(II) sản xuất công nghiệp trong và ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp;
(III) sản xuất nông nghiệp- công nghệ cao;
(IV) đánh bắt nuôi trồng và chế chế thủy, hải sản;
(V) phát triển kinh tế rừng, trồng, chế biến gỗ rừng trồng.