











Nhóm làm giá = Đội Lái (A) bất động sản ở các tỉnh hoạt động như sau:
1. Nhóm A mua đất ở một số xã vùng cao, vùng quê với số tiền 300 triệu VND/ha, họ mua 100 ha với số tiền 30 tỷ VND
2. Sau đó họ kêu bán từ 700-800 triệu VND/ha nhưng không bán được và họ nghĩ tới kế hoạch tạo cung – cầu ảo để dụ người mua
3. Kế hoạch tạo cung – cầu như sau:
-Họ và nhiều người khác trong nhóm tiếp tục mua thêm đất tại khu vực đó với giá 1 tỷ VND/ha
-Họ mua rất nhiều chỗ nhưng mua nhỏ và không mua quá 1ha
-Trong
nhóm họ tự mua và tự bán nhộn nhịp, làm náo loạn thị trường bds bằng
nhiều hình thức khác nhau và gây chú ý tới những người dân có ý định mua
đất và đầu cơ
-Trong 1 thời gian ngắn với thủ đoạn mua 1 tỷ vnd/ha và giá đất lúc đó lên tầm 1 tỷ vnd/ha và nhóm A giữ 101 ha
4. Khi giá 1 tỷ vnd/ha thì họ bán hết 101 ha đó với giá 800 triệu vnd/ha
Kết quả:
-Họ mua vào 100 ha x 300 triệu vnd = 30 tỷ vnd
1 ha x 1 tỷ vnd = 1 tỷ vnd
-Tổng cộng 31 tỷ vnd
-Họ bán ra 101 ha x 800 triệu vnd = 80,8 tỷ vnd
-Lãi = 80,8 – 31 = 49,8 tỷ vnd
5. Trong 1 thời gian ngắn 3-6 tháng nhóm A kiếm gần 50 tỷ vnd và họ chuyển qua nơi khác để lừa tiếp
6.
Còn dân mua bất động sản giá 800 triệu vnd/ha thì ch.ết: vay tiền ngân
hàng mua và bán không được. 1-2 năm sau giá về 300 triệu vnd/ha và mất
hết.
……
Nguồn: Sưu tầm - Kiến Thức Thú Vị
14 năm trước, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, anh N.P quyết định theo đuổi nghề môi giới với bất động sản với suy nghĩ "bất động sản là nghề của những người giàu có".
Tuy nhiên, anh N.P kể lại: “Trong vòng 7 năm đầu, tôi vừa môi giới kiếm hoa hồng, vừa đổ tiền vào góp đầu tư bất động sản nhưng rất nhiều thương vụ lỗ. Đầu tư bất động sản cần số vốn lớn, trong khi tôi không có vốn tích lũy cao nên các thương vụ đầu tư đều cùng góp vốn chung. Đến năm 2012, thị trường bất động sản khủng hoảng, tôi gần như bay 50% số tài sản đã tích cóp xây dựng”.
Theo anh N.P, phải đến năm 2015, nhà đầu tư này mới biết cách sử dụng vốn trong kinh doanh bất động sản thông qua “đòn bẩy tài chính”. Cũng nhờ vậy mà anh N.P đã thực hiện nhiều thương vụ kinh doanh lớn.
“Tất cả các giao dịch mua bán bất động sản, tôi đều đẩy vào tài khoản của một ngân hàng, chấp nhận mất khoản phí lớn. Với tài khoản này, dòng tiền lưu thông lên tới cả 100 tỷ trong các đợt sao kê. Trên cơ sở đó, tôi có thể vay được tiền từ ngân hàng nhờ lịch sử tín dụng tốt và nguồn tiền vào - ra đều đặn, cao".
Trong 4 năm từ 2015-2018, nhà đầu tư này lựa chọn thế chấp đất liên tiếp.
"Ví dụ, tôi thế chấp lô đất thứ nhất để mua lô đất thứ 2. Tiếp tục thế chấp lô đất thứ 2 để mua lô thứ 3. Tôi xác định sẽ giữ một số lô đất đẹp trong thời gian từ 1 năm trở lên. Đối với lô đất nhỏ, tôi mua đi bán lại liên tục để nhằm nâng vốn và lấy tiền trả lãi ngân hàng.
Bằng sử dụng vốn vay dựa trên tổng tài sản, năm 2016, tổng tài sản thực tế chỉ có khoảng hơn 6 tỷ đồng nhưng số tiền vay ngân hàng lên tới 14,5 tỷ đồng. Nhiều lô đất có giá 3 tỷ đồng nhưng số tiền tôi vay ngân hàng lên tới 2,7 tỷ đồng".
Cũng nhờ đúng thời điểm sốt đất, nhiều lô đất mà anh N.P mua chỉ có giá hơn 2 tỷ nhưng bán giá tới 9 tỷ đồng. Thậm chí, có lô đất mua với giá hơn 3,2 tỷ đồng nhưng bán được 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2018, anh N.P lựa chọn bán phần lớn bất động sản và đáo hạn các khoản vay ngân hàng. Tổng tài sản bao gồm tiền tài khoản khi đó mà anh N.P ước tính hơn 100 tỷ đồng. Anh N.P tính toán dự phòng giữ một số bất động sản cho tương lai.
Đến năm 2022, khi lãi suất cho vay tăng mạnh, giá bất động sản xuống dốc không phanh, nhiều bạn bè rủ đầu tư bất động sản nhưng N.P cẩn trọng cho rằng: “Tôi chỉ lựa chọn mua một số bất động sản đẹp bằng tiền sẵn có mà không sử dụng vay bất kỳ thêm tiền ngân hàng”.
Ngay cả với hiện tại, anh N.P cũng lựa chọn “án binh bất động” trong kinh doanh bất động sản. Để bảo toàn tài sản sau đợt khủng hoảng của thị trường vừa qua, anh N.P rút ra 3 bài học.
Thứ nhất, thị trường bất động sản luôn có tính chu kỳ. Thế nên, trong đầu tư bất động sản, bất kỳ ai cũng cần biết “điểm dừng”.
Thứ hai, ở thời điểm thị trường sốt đất, việc sử dụng kênh đòn bẩy tài chính sẽ tạo ra lợi nhuận lớn đối với người không có vốn lớn. Song, nhà đầu tư cần xác định điểm thoát hàng. Bởi thực tế, khi lãi suất cho vay tăng đột biến, bất động sản khó thanh khoản, nhiều người rơi vào tình cảnh phá sản. Thực tế, diễn biến của thị trường luôn biến động, không thể đoán định chắc chắn về giá. Đầu tư nhiêu lô đất có lời nhưng không đồng nghĩa “biết chắc chắn” giá đất lên như thế nào hay xuống bao nhiều. Đầu tư bất động sản có lời còn đến từ một phần may mắn.
Thứ ba, đến hiện tại, để thị trường bất động sản quay lại giai đoạn mua lô đất gấp hàng lần trong thời gian ngắn khó quay trở lại. Chính vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này để đầu tư bất động sản dễ gặp rủi ro. Nhà đầu tư nên sử dụng vốn tự có nhiều hơn.
Nguồn: CafeF - Nguyễn Minh - Nhịp sống thị trường
Cụ thể, dự án này nằm trong Khu kinh tế Hòn La do Công ty cổ phần cảng Hòn La làm chủ đầu tư, có quy mô hơn 39ha.
Dự án bến cảng tổng hợp Quốc tế Hòn La sẽ được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một hoàn thành trong quý I năm 2026 và giai đoạn hai hoàn thành trong quý IV năm 2027. Dự án gồm bốn bến cập tàu, tiếp nhận tàu trọng tải đến 70.000DWT và tàu khách quốc tế 225.000GT.
Trong giai đoạn một sẽ xây dựng hai bến cảng với tổng chiều dài 470m, công suất dự kiến đạt ba triệu tấn/năm. Giai đoạn hai sẽ xây dựng thêm hai bến cảng với tổng chiều dài 500m, công suất dự kiến đạt 6 triệu tấn/năm.
Ông Trần Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay dự án là dấu mốc quan trọng trong phát triển hạ tầng cảng biển của tỉnh, mở ra cơ hội kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế lớn trong nước và quốc tế. Dự án không chỉ đóng vai trò trung chuyển hàng hóa, mà còn có khả năng đón tàu du lịch quốc tế, góp phần phát triển du lịch biển, thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững.
Đặc biệt, ông Phong nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong bối cảnh tỉnh này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt tối thiểu 8% vào năm 2025.
Vì vậy, ông đề nghị nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ dự án. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đơn vị liên quan để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh. Về phía lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai và vận hành dự án.
Nguồn: Báo Mới - BẢO THIÊN
Thị trường BĐS sẽ ra sao?
Việc sáp nhập từ 63 tỉnh, thành xuống còn 50% đơn vị và bỏ cấp quận, huyện sẽ tạo ra những thay đổi sâu rộng trên thị trường BĐS toàn quốc. Trước hết, quy hoạch và hạ tầng được tái định hình khi các tỉnh mới tập trung nguồn lực vào trung tâm hành chính và kinh tế. Các dự án giao thông lớn như cao tốc, cầu vượt, khu công nghiệp (KCN) được ưu tiên, làm tăng giá trị BĐS tại các khu vực kết nối tốt.
Kinh nghiệm từ sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội (năm 2008) cho thấy giá đất Hà Đông tăng từ 12-15 triệu đồng/m² lên 50-70 triệu đồng/m² trong 5 năm nhờ metro Cát Linh - Hà Đông. Tương tự, nếu Vĩnh Phúc sáp nhập Phú Thọ, các trục như quốc lộ 2 sẽ kéo giá đất nền tại TP Việt Trì tăng mạnh.
Nguồn cung và cầu cũng thay đổi khi quỹ đất mới tại các khu vực giáp ranh tỉnh cũ được khai thác, đặc biệt là đất nền và BĐS công nghiệp. Nhu cầu nhà ở đô thị tăng tại trung tâm tỉnh mới do dân cư dịch chuyển, nhưng giai đoạn chuyển giao có thể gây gián đoạn pháp lý, ảnh hưởng ngắn hạn đến giao dịch.
Về dài hạn, các tỉnh lớn hơn sẽ thu hút FDI, thúc đẩy BĐS công nghiệp và nhà ở giá rẻ, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến nhiều hiện tượng thú vị cho BĐS. Đầu tiên, giá đất nền sẽ tăng mạnh ở những nơi tiềm năng, như trung tâm tỉnh mới hoặc gần KCN, đường lớn, có thể lên đến 20-50% trong vài tháng đầu. Ví dụ, nếu Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu nhập TPHCM, đất ở những khu vực này sẽ tăng vì tâm lý thay đổi địa giới hành chính.
Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư nhạy bén trong giai đoạn này nhưng cũng có những rủi ro và thách thức đối với nhà đầu tư. Bởi trong giai đoạn đầu, các giao dịch sẽ bị chững lại bởi các cơ quan quản lý nhà nước phải sắp xếp và ổn định sau khi sáp nhập tỉnh thành.
Mức độ tăng giá BĐS khi thông tin sáp nhập được đưa ra cũng có sự phân hoá rõ ràng. Theo đó, khu vực trung tâm tỉnh mới sẽ tăng từ 20-50%. Tuy nhiên, vẫn có những vùng không bị tác động bởi sự thay đổi đơn vị hành chính như những vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là sau khi sáp nhập, chắc chắn nhu cầu nhà ở đô thị sẽ tăng 15-30% ở các trung tâm từ 2026. Trong đó, BĐS công nghiệp gần KCN cũng phát triển mạnh, giá thuê có thể tăng 10-15%.
Cẩn trọng sốt giá ảo
Trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ rất hào hứng hơn để nắm bắt cơ hội lướt sóng khi thông tin sáp nhập tỉnh được đưa ra và sẵn sàng “đánh nhanh thắng nhanh”, kỳ vọng kiếm lời trước khi mọi thứ rõ ràng vào tháng 4.
Đối với nhóm nhà đầu tư nhỏ, họ thường kỳ vọng mức tăng giá 30-50% trong thời cơ vàng này. Với nhà đầu tư lớn, họ sẽ tập trung quan sát để nắm cơ hội lớn hơn ngay sau khi thông tin sáp nhập và thông địa giới hành chính được công bố chính thức để biết thêm về kế hoạch hạ tầng.
Tuy nhiên, tâm lý chung của nhà đầu tư là hào hứng và sẵn sàng đánh nhanh thắng nhanh với kỳ vọng kiếm lời trước khi mọi thứ đi vào ổn định. Bởi sáp nhập là cơ hội, nhưng đầy rủi ro, nhất là lúc này. Điều mà mọi người lo lắng nhất lúc này là pháp lý, việc làm sổ đỏ có thể mất thêm 10-20% thời gian. Chính vì thế, nhà đầu tư nên tập trung mua đất đã có giấy tờ rõ, tránh đất giấy tay.
Nhà đầu tư tránh chạy theo tin đồn để tránh rủi ro không mong muốn trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên thận trọng hơn trong giai đoạn này. Giá tăng ảo cũng là vấn đề nếu mua lúc “sốt” quá mức, nhà đầu tư có thể lỗ 10-20% khi thị trường điều chỉnh. Đối với các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư lại càng phải thận trọng hơn trong lúc này.
Trong dài hạn, từ năm 2026 trở đi, giá tăng ổn định hơn. Cụ thể, trung tâm tỉnh mới tăng 8-15% mỗi năm, vùng ven tỉnh mới 5-10% mỗi năm, còn vùng sâu 5% mỗi năm. Như vậy, ngắn hạn là “sóng lớn”, dài hạn là “sóng đều”, và tăng giá chắc chắn xảy ra ở nơi tiềm năng nhờ hạ tầng, dân số, và đầu tư nước ngoài.
Nguồn: Theo sggp - Nguyễn Hữu Quang, Phó Tổng giám đốc CTCP Tokyo AA
Mặc dù việc sáp nhập các tỉnh thành có thể đem lại nhiều lợi ích, song thị trường bất động sản hiện tại lại chứng kiến hiện tượng đầu cơ, khiến giá đất tăng cao không bền vững, tiềm ẩn nguy cơ sóng ảo.
Thông tin về việc đề xuất sáp nhập tỉnh, thành gần đây đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường bất động sản. Thị trường chứng kiến nhiều nhóm nhà đầu tư vào cuộc “săn đất”, nhất là tại các tỉnh, thành dự kiến là trung tâm sáp nhập, với kỳ vọng hưởng lợi từ sự thay đổi này. Tuy nhiên, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo các thành viên Tổ Công tác nghiên cứu thị trường của VARS tại các địa phương trên cả nước, chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh, thành, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20%.
Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, lượng giao dịch chỉ tăng trưởng tại các tỉnh, thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.
Các chuyên gia của VARS cho rằng, diễn biến này không “mới” với thị trường bất động sản Việt Nam. Lịch sử thị trường cho thấy, mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tâm lý FOMO (sợ bỏ lại phía sau) của nhà đầu tư. Trước các thông tin này, họ tỏ ra khẩn trương và vội vàng hơn trong các quyết định “xuống tiền”. Với niềm tin mạnh mẽ rằng, sự thay đổi chắc chắn sẽ kéo theo việc phát triển kinh tế, xã hội, cùng với đó là giá của bất động sản cũng tăng theo.
Ở thời điểm hiện tại, quyết định này còn được thúc đẩy và cộng hưởng bởi dự đoán việc điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới ở các địa phương sẽ gián tiếp đẩy giá đất tăng.
Song, thực tế cho thấy, phần lớn các đợt tăng giá này đều mang tính chất đầu cơ. Bởi lẽ, kể cả khi có sự thay đổi về mặt hành chính liên quan đến quyết định sáp nhập, cũng chưa chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển vượt trội tại các khu vực, ít nhất là trong ngắn hạn, đặc biệt là trong bối cảnh giá bất động sản đang bị đẩy lên cao so với thu nhập của phần đông người dân trong thời gian vừa qua.
“Chính vì vậy các quyết định vội vàng khi chưa nghiên cứu, đánh giá kỹ thông tin sẽ khiến nhà đầu tư phải đối diện với nhiều rủi ro. Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, không đủ lực “trụ” đến khi giá bất động sản thật sự tăng” VARS phân tích.
Đơn cử như khi thông tin về việc lên quận của một số huyện ngoại thành tại Hà Nội hay TP.HCM được đưa ra, giá đất lập tức tăng phi mã. Nhưng, nhiều khu vực không có sự đầu tư về hạ tầng đã nhanh chóng rơi vào tình trạng "bong bóng xì hơi", giá quay đầu giảm sau khi cơn sốt qua đi.
Hiển nhiên, việc sáp nhập các tỉnh, thành sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản. Theo đó, việc sáp nhập có thể sẽ hỗ trợ giảm bớt một số thủ tục pháp lý thực hiện dự án, giúp thị trường có thêm nguồn cung, đặc biệt là ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, người dân sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua nhà với mức giá hợp lý hơn.
Song, chuyên gia của VARS cho rằng, giá trị bất động sản muốn tăng lên một cách bền vững, cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội, ví dụ như việc mở thêm các tuyến đường lớn, metro, trường học hay có khả năng tạo ra dòng tiền từ việc khai thác cho thuê.
Những đợt sốt đất chỉ dựa trên “tin tức” mà không đi kèm với các kế hoạch đầu tư phát triển thường có chu kỳ ngắn, tăng nhanh nhưng khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài.
“Do đó, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo. Bởi những cơn sốt đất theo tin thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân và người mua ở thực có nguy cơ mắc kẹt nếu mua với mức giá “kỳ vọng”, đã bị đẩy lên quá cao”, VARS khuyến nghị.
Thực tế, sau mỗi đợt sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá đã phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ với thanh khoản kém. Thậm chí, nhiều nhóm nhà đầu tư tự tin có kinh nghiệm “lướt sóng” cũng không ít lần thất bại khi không kịp thời thoát hàng.
Để tránh rơi vào những cơn sốt “ảo”, đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh bị cuốn theo tâm lý đám đông. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ mặt bằng giá đất khu vực dự kiến đầu tư và nắm rõ tiến độ thay đổi quy hoạch để đánh giá rủi ro và khả năng tăng trưởng.
VARS cũng nhấn mạnh thêm, việc mua vào khi giá đã tăng mạnh thường đi kèm với rủi ro lớn hơn nhiều so với lợi nhuận kỳ vọng. Những nơi có quy hoạch cụ thể và đang trong giai đoạn triển khai hạ tầng hay các dự án được đầu tư đồng bộ, hiện đại, với nhiều chính sách “thu hút” người dân về ở sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với các khu vực chỉ được đẩy giá theo tin đồn.
Một vị chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề trên thị trường bất động sản cũng có lời khuyên tương tự, các nhà đầu tư cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Thực tế, quỹ đất tại nhiều tỉnh thành hiện nay không thiếu, đặc biệt là sau khi các tỉnh này được sáp nhập, diện tích đất đai trở nên phong phú hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ riêng Hà Nội và TP.HCM là hai thành phố có nguồn cung đất đai chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
“Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư cần phải tỉnh táo, tránh để bị lôi kéo bởi những lời dụ dỗ của các đầu nậu, cò đất, những người chỉ nhằm thổi giá, lợi dụng tâm lý đám đông để trục lợi. Cần có sự nghiên cứu, không nên quyết định dựa trên những lời quảng cáo hay thông tin thiếu minh bạch để tránh rủi ro không đáng có”, vị chuyên gia bày tỏ.
Nguồn: Mỹ Linh - Thươnggiaonline
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP, ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
|
Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích khoảng 994,83 ha, bao gồm địa giới hành chính phường Bắc Lý (thành phố Đồng Hới).
Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp xã Lộc Ninh; phía Nam giáp phường Bắc Nghĩa và phường Nam Lý; phía Đông giáp phường Đồng Phú; phía Tây giáp xã Thuận Đức.
Dự kiến đến năm 2045, tổng dân số khu vực lập quy hoạch khoảng 27.617 người.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2045, phường Bắc Lý chủ yếu là khu vực đô thị hiện hữu;
Trong đó phát triển chủ đạo về công nghiệp, thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; một số khu vực phát triển mới ưu tiên bố trí các công trình công cộng, thương mại, dân cư đô thị, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; các khu chức năng như sau: chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, phát triển quỹ đất ở mới,…
Khu vực quy hoạch được tổ chức thành các khu chức năng sau.
Thứ nhất, khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm ở khu vực phía Tây – Tây Bắc của phường.
Khu vực này chủ yếu là các công trình công nghiệp hiện có và định hướng mở rộng, phát triển khu công nghiệp của thành phố đến năm 2045. Bố trí đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành, thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Tây Bắc và Bắc Đồng Hới.
Thứ hai, khu dân cư hiện hữu phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm và phía Nam phường.
Khu vực này định hướng chỉnh trang, phát triển dân cư theo hướng tăng hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị, hệ thống công trình công cộng, công viên cây xanh, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để hoàn thiện tiêu chí đô thị loại 2.
Các khu chức năng chủ yếu bố trí theo quy hoạch chung thành phố Đồng Hới, quy hoạch chia thành các phân khu: Đất ở đô thị hiện có, đất phát triển đơn vị ở mới, đất cây xanh thể thao, đất công trình công cộng, dịch vụ, đất trụ sở cơ quan, đất nghỉ dưỡng, đất dự phòng phát triển đô thị.
Các không gian xen kẽ chưa sử dụng trong khu vực dân cư hiện hữu ưu tiên bố trí các công trình công cộng, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.
Thứ ba, khu vực phát triển đô thị mới nằm ở phía Đông – Đông Bắc của phường.
Khu vực này định hướng phát triển khu đô thị mới; khu nhà ở thương mại, dịch vụ.
Nguồn: Theo Lê Lê - CafeLand